Pages

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Mứt tết - An tâm đón Tết


Nhiều doanh nghiệp chủ động phối hợp với Công đoàn cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu, công bố sớm mức thưởng Tết, kế hoạch chăm lo Tết..., giúp công nhân an tâm làm việc


Mức lương tối thiểu (LTT) sau khi điều chỉnh là 2.515.000 đồng; khoảng cách giữa các bậc lương là 10%; duy trì các khoản phụ cấp chuyên cần, năng suất... Những nội dung trên được thống nhất thông qua tại cuộc họp giữa ban giám đốc và Công đoàn (CĐ) Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân (quận Bình Tân - TPHCM) mới đây khiến tinh thần làm việc của hơn 2.200 công nhân (CN) hết sức phấn chấn.





Công nhân Công ty TNHH Shing Viet (quận Thủ Đức) an tâm đón Tết khi chính sách lương, thưởng ổn định


Lương, thưởng rõ ràng

Không đợi đến khi Chính phủ điều chỉnh LTT, một tháng trước đó, Ban Chấp hành CĐ Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân đã chủ động khảo sát tình hình thu nhập của CN để có cơ sở đề xuất ban giám đốc điều chỉnh chính sách tiền lương phù hợp. “Giá cả tăng khiến CN hết sức chật vật. Do vậy, để CN có thể ổn định cuộc sống, việc tham mưu cho ban giám đốc xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý là ưu tiên hàng đầu của CĐ cơ sở” - ông Trần Văn Mười Hai, phó chủ tịch CĐ công ty, nói.
Từ chủ trương ấy, CĐ cơ sở đã đề nghị các tổ CĐ thăm dò ý kiến CN trước khi thương lượng, đàm phán với ban giám đốc. Sự chủ động này đã giúp việc đàm phán diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, tập thể CN càng vui hơn khi ngoài tiền thưởng Tết (bình quân 1 tháng lương) còn được khen thưởng A, B, C (thấp nhất 12 ngày lương, cao nhất 1 tháng lương).
Những CN khó khăn thì được lo xe đưa về quê ăn Tết. “Ngoài Công ty Duy Tân, đến thời điểm này, đã có hơn 50 doanh nghiệp (DN) sử dụng đông CN trên địa bàn quận đã công bố điều chỉnh LTT với mức thấp nhất 2,4 triệu đồng. Một số DN còn chủ động phối hợp với CĐ lên kế hoạch tặng quà, lo xe cho CN về quê ăn Tết” - ông Nguyễn Văn Dễ, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, cho biết.
Thông tin điều chỉnh LTT, thưởng Tết cũng được ban giám đốc và CĐ cơ sở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục Minh Đức (quận Thủ Đức - TPHCM) công bố khiến gần 250 CN rất phấn khởi.
“Khoảng cách bậc thợ cao hơn luật 5%; các khoản phụ cấp, tiền thưởng Tết cao hơn năm ngoái nên CN an tâm làm việc đến ngày cuối cùng” - CN Trần Minh Tiến hồ hởi khoe. Gần 1.200 CN Công ty TNHH Shing Viet cũng có niềm vui tương tự khi mức LTT được điều chỉnh thỏa đáng. Nữ CN Nguyễn Thanh Trang vui vẻ: “DN và CĐ cơ sở thông tin sớm việc điều chỉnh LTT, thưởng Tết đã tạo động lực làm việc cho CN trong những ngày cuối năm”.



Công ty Việt Nam Samho chăm lo khá tốt các chế độ vào dịp Tết cho công nhân. Ảnh: VĨNH TÙNG

Chăm lo chu đáo

Theo báo cáo mới nhất của LĐLĐ 24 quận, huyện đến giữa tháng 12-2012, đã có 1.144 DN phối hợp với CĐ cơ sở triển khai kế hoạch chăm lo Tết cho CN. “Năm nay, khá nhiều DN chủ động đề nghị CĐ cơ sở lên kế hoạch chăm lo Tết cho CN rất sớm. Thiện chí ấy của DN sẽ giúp CN an tâm làm việc” - bà Nguyễn Thị Ánh Thu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi - TPHCM, nhận xét.

Từ “đơn đặt hàng” của ban giám đốc, kế hoạch chăm lo Tết cho CN đã được CĐ Công ty Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc, huyện Củ Chi) hoàn tất vào cuối tuần qua. Không chỉ được hưởng mức thưởng Tết ổn định (bình quân 1 tháng lương), gần 2.000 CN được công ty hỗ trợ tiền xe về quê ăn Tết. CĐ cơ sở còn tổ chức họp mặt CN ăn Tết xa quê với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.

Những ngày này, gần 2.200 CN Công ty Triple Việt Nam (huyện Củ Chi) cũng háo hức không kém khi CĐ thông tin kế hoạch chăm lo Tết. “Năm nay, tình hình việc làm và thu nhập ổn định nên CN không lo lắng nhiều. Ngoài duy trì mức thưởng Tết khá, công ty còn tổ chức họp mặt tất niên” - CN Đỗ Thị Hoa phấn khởi nói.
Read More


Tết nhà nội hay nhà ngoại?


Cả năm chỉ mong đến Tết để được nghỉ ngơi thoải mái. Thế nhưng năm nào cũng vậy, những ngày này nhà mình lại lục đục chuyện về quê ăn Tết. Chỉ vì chuyện này mà mình đã trải qua nhiều cái Tết không vui.
Em may mắn có chồng ở thành phố, nhà riêng của mình gần nhà bố mẹ ruột, em có cơ hội qua lại thăm nom thường xuyên nên ông bà ngoại không thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu. Trái lại, nhà anh cách thành phố gần 300km nên chuyện thăm viếng chỉ có thể thực hiện vào thời điểm Tết, khi vợ chồng mình không vướng bận công việc, con cái cũng không kẹt chuyện học hành. Vậy mà mỗi khi gợi ý với em về quê anh ăn Tết, em cứ gạt ra. Dường như để bù lại, năm nào em cũng gửi về quê đủ thứ quà cáp và tiền lì xì kha khá để ba mẹ tiêu Tết (có lẽ với em như thế là đã xong nhiệm vụ). Ba mẹ cao tuổi, đâu thiết gì chuyện quà cáp, chỉ mong con cháu về thăm.


Ba mẹ anh chỉ có hai người con, chị anh lấy chồng ở xa nên ít khi về thăm nhà. Vì vậy, ông bà lúc nào cũng mong con cháu về chơi. Biết em là dân thành thị không quen vất vả nên những khi vợ chồng mình về, mẹ thường giành hết việc nhà để em không phải động tay động chân. Vậy mà lần nào cũng vậy, về đến nhà chưa nóng chỗ, em đã giục anh trở lại thành phố. Nào phải em bận rộn gì cho cam. Chẳng qua em lỡ hẹn ghé chúc Tết nhà cô bạn này, hẹn người bạn khác ghé nhà mình chơi hoặc hẹn bạn bè đi chơi đâu đó.

Em có biết bố mẹ anh phải thường xuyên tìm lý do giải thích với hàng xóm khi cả năm trời họ chỉ thoáng thấy mặt con dâu đôi lần? Em có biết bố mẹ buồn thế nào, dù họ cũng hiểu là em rất bận rộn chuyện nhà cửa, con cái rồi công việc? Em có thấy các con mình thích thú biết bao khi được về quê nội chơi thay vì phải lẽo đẽo theo mẹ đến nhà bạn em để “nhậu nhẹt”?Không phải anh hẹp hòi, tính toán thiệt hơn (dù em luôn tỏ ra coi trọng những mối quan hệ khác hơn gia đình chồng), nhưng nếu em khéo cư xử thì chồng em đâu phải nghĩ ngợi thế này? Còn nhớ thuở yêu nhau, em hay giục anh về thăm gia đình mỗi cuối tuần. Chính điều này đã khiến em “ghi điểm đậm” trong mắt bố mẹ. Vậy mà khi cưới nhau, thói quen đáng yêu đó biến mất bởi những lý do như bận rộn, sức khỏe… và cả những lý do không đáng gọi là lý do! Em có nghĩ đến chuyện sau này con cháu mình cũng lười về thăm? Em có buồn nếu em trở thành một bà mẹ vò võ mong con cháu về thăm trong những ngày lễ, tết? Hãy nghĩ lại em nhé, vì những gì mình làm bây giờ sẽ là tấm gương cho con cháu mình sau này.

Hy vọng năm nay nhà mình có một cái Tết thật vui vẻ, trọn vẹn. Anh biết em thương chồng nên việc làm vui lòng những người thân yêu nhất của chồng chắc cũng không khó lắm, phải không em?

Read More


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Vài món canh đơn giản chống ngán ngày Tết


Canh tôm Yum Goong

Tôm Yum Goong là món ăn nổi tiếng của Thái Lan. Vị chua cay của món này sẽ làm hạ cơn ngán thịt mỡ.

Nguyên liệu:

• 300g tôm sú tươi, luộc chín, lột vỏ
• 150g mực tươi, luộc chín, thái thành từng miếng vừa ăn
• 50g lá chanh, 3 quả ớt sừng
• 100g nấm kim châm
• 100g nấm rơm




Canh tôm ngon lạ

• 1 lít nước
• 50g rau mùi
• 50g sả
• 1/2 muỗng canh nước mắm ngon
• 1/2 củ riềng và 1/2 gói sốt lẩu Thái

Thực hiện:

• Đun 1 lít nước sôi, đập dập sả cho vào. Khoảng 5 phút sau cho riềng, cho lá chanh, nước mắm và sốt lẩu Thái vào.
• Đợi 15 phút sau vớt xác sả, riềng và lá chanh ra. Cho tôm và mực vào. Sau đó cho nấm kim châm và nấm rơm, ớt sừng cắt dọc đôi vào. Đợi nước sôi lên một lượt nữa rồi nhấc xuống.

• Tôm Yum Goong dùng nóng, cho rau mùi thái sợi vào, có thể ăn với bún tươi, mì.

Cách nấu canh chua cá lóc ngon

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

Nguyên liệu:

Một con cá lóc khoảng 500g, 1 cây bạc hà, 5 quả đậu bắp, ¼ trái thơm, 2 quả cà chua, 50g giá sống, 1 vắt me chua, rau ngò om, ngò gai. Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tỏi phi thơm.

Cách làm:

Đậu bắp cắt khúc, thơm cắt mỏng, cà chua cắt theo kiểu múi cam, bạc hà tước vỏ, cắt khúc xéo. Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to. Nấu một nồi nước sôi, cho chút muối vào nồi, thả cá vào nấu khoảng 5 phút, cá chín tới, vớt ra. Sau đó thả me vào rồi vớt ra dằm chắc lấy nước đổ lại vào nồi nấu sôi, nêm các loại gia vị cho có vị ngọt, chua, mặn vừa khẩu vị. Tiếp đến cho đậu bắp, cà chua, thơm, bạc hà, giá vào nấu sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn. Bỏ cá trở lại nồi cho nóng. Múc canh chua, cá lóc ra tô, rắc ngò gai, ngò om, ớt và chút tỏi phi cho thơm.

Cách dùng:

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

Canh dưa chua


Canh dưa chua ngon

1. Nguyên liệu:

- Dưa chua (bạn có thể tham khảo bài cách muối dưa chua): thường để nấu canh người ta hay nấu phần lá cho mềm còn phần cọng để ăn không sẽ giòn và ngon hơn.
- Khoảng 200gr sườn: có thể chọn nhiều thịt hay nhiều xương là tùy sở thích của bạn
- 2 quả cà chua
- 1 ít hành lá
- 1 ít lạc

2. Cách làm:

Đầu tiên là ninh xương trước khoảng 15-20 phútđể lấy bát nước soup nấu canh nè. Lưu ý là vì là tớ ninh sườn nên tớ k cần luộc qua nước sôi để gạn bỏ hết những chất bẩn như với xương cục. Chỉ cần lúc gần sôi, để lửa vừa phải, vớt hết bọt bẩn để làm cho nước soup của mình thật trong là được.
TT (Tổng hợp)
Read More


14 món ngon trong bữa cơm Tết


Những món này được quan tâm nhiều trong những ngày tết, bởi lẽ tết nhất bà nội trợ càng phải trổ tài nhiều hơn để bữa cơm trong những ngày đặc biệt này ngon hơn ngày thường.

Các chuyên gia ẩm thực sẽ hướng dẫn cách chế biến một số món giúp bà nội trợ trổ tài đảm đang trong những ngày xuân.


Bò nướng kiệu (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Thịt bò: 200 gr, củ kiệu: 100 gr, gừng ngâm chua: 50 gr, đầu hành: 50 gr, 1/2 trái ớt sừng, một muỗng súp tương ớt, một muỗng súp dầu ăn, một muỗng súp nước tương, một muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng càphê tiêu.

Thực hiện: Thịt bò cắt cở 3 ngón tay. Ớt, gừng cắt chỉ. Ướp thịt bò cùng tương ớt, nước tương, dầu ăn, muối, tiêu. Cho củ kiệu, gừng, ớt vào giữa cuộn lại đem nướng. Chấm thịt bò nướng kiệu bằng tương ớt hoặc tương xí muội.

Chú ý: Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có sẳn củ kiệu. Mua thêm thêm một ít thịt bò, cắt thành từng phần khoảng 100g trữ trong ngăn đông. Khi cần lấy hẳn một phần ra cắt mỏng cuốn với củ kiệu và gia vị làm món ăn vừa ngon vừa nhanh gọn.

Gỏi bưởi (4 phần ăn)

Chuẩn bị: 1 trái bưởi long, tôm sú - 200 gr, tôm khô - 50 gr, một ít rau răm, 1 trái ớt sừng, 3 trái ớt hiểm, nước mắm ngon - 1 muỗng súp, đường - 2 muỗng súp, tiêu- 1/2 muỗng càphê.

Thực hiện: Bưởi long cắt mặt, lấy phần ruột để nguyên vỏ làm đồ đựng gỏi. Tách múi bưởi tơi ra. Tôm sú luộc, lột vỏ. Tôm khô ngâm nước nóng khoảng 15 phút, vớt để ráo, giã nhỏ, cháy trên chảo cho vàng. Rau răm cắt nhỏ, ớt sừng cắt sợi. Trộn bưởi và các nguyên liệu trên cho đều. Đánh nước mắm và đường cho tan đều, cho tiêu vào. Rưới nước mắm đường, tiêu vào gỏi. Cho gỏi vào vỏ bưởi đã chuẩn bị sẳn, trang trí ít là rau răm và ớt hiểm trên mặt.

Chú ý: Bưởi là trái cây luôn có mặt trong dịp lễ, Tết ở mọi gia đình. Chọn trái bưởi ngon làm gỏi nhằm tạo sự phong phú thêm cho thực đơn ngày Tết . Vừa ít tốn công vừa thay đổi khầu vị vốn đã có nhiều món ăn thừa thịt, mỡ gây ngán ngậy ba ngày tết.

Thịt heo thưng (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Thịt đùi hoặc ba chỉ: 250 gr, 1 muỗng càphê tỏi băm, 1/2 muỗng càphê ngũ vị hương, muối: 1/2 muỗng càphê, đường: 1 muỗng súp, nước tương: 1 muỗng súp

Thực hiện: Thịt rửa sạch để nguyên khối ướp với các gia vị để cho thấm 1-2 giờ. Cho 2 muỗng xúp dầu vàp chảo phi với chút tỏi. Cho thịt heo vào chiên đến lúc vàng đều 2 mặt. Sau đó cho nước vào ngập thịt nấu với ngọn lửa nhỏ cho đến khi mềm thịt, nước cạn còn khoảng 1/3 là được. Thịt heo thưng cắt mỏng cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm pha chua ngọt.

Chú ý: Thịt thưng là món ăn truyền thống của người miền Trung trong những ngày Tết. Sau khi nấu chín thịt nên lưu trữ thịt sao cho nước thịt ngập đều miếng thịt. Nếu nước thịt ít, nên trở thịt thường xuyên Như vậy thịt sẽ luôn mềm mại, không bị khô ở phần không được ngâm trong nước.

Chân giò ninh măng: (6 phần ăn)

Chuẩn bị: Chân giò heo: 1 cái (1kg), măng tre tươi: 100 gr, 3 tép hành lá , muối: 1 muỗng càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, nước mắm: 2 muỗng càphê

Thực hiện: Giò heo cạo sạch, chặt miếng vừa ăn. Măng khô ngâm nước cho nở, sau đó luộc nước sôi 15 phút, rửa sạch, để ráo. Nấu 1,5 lít nước sôi cho giò vào ninh, vớt bọt, giò bắt đầu mềm cho măng vào nấu chung. Nêm gia vị vừa ăn. Múc ra tô trang trí hành lá, rắc tiêu lên mặt.

Chú ý: Măng khô để lâu ngày khi ăn phải ngâm. Để tiện torng những ngày tết nên ngâm sẳn một số măng khô. Ngâm mămg cho nở rồi cho vào nồi nước luộc sối khoảng 30 phút. Hạ lửa nhỏ nấu tiếp 15 phút. Vớt ra ngâm vào nước nguội. Cắt bỏ chổ già, xơ, rửa lại thất sạch. Sau cùng ngâm măng vào nước chín, cất vào tủ mát để ăn dần. Mỗi ngày phải thay nước một lần như vậy sẽ bảo quản măng được lâu.

Gỏi cuốn (8 cuốn - 4 phần ăn)

Chuẩn bị: Tôm sú: 8 con, thịt bắp đùi heo: 100 gr, hẹ: 8 cọng, một ít rau thơm và cải sà lách, bún: 150 gr, bánh tráng: 10 cái, tương hột: 100 gr, cháo nếp: ½ chén, tỏi băm: 1 muỗng, ớt băm: 1 muỗng, đường: 2 muỗng, đồ chua: ½ chén, đậu phộng rang giã nhỏ: ½ chén.

Thực hiện: Tôm luộc lột vỏ, chẻ đôi. Thịt luộc thái mỏng. Trải bánh tráng, lót cải sà lách, rau thơm, cho bún và thịt luộc lên, xếp cọng hẹ đuôi dài ra ngoài cuốn gỏi, cuốn lại. Xếp tôm vào lớp bánh tráng gần cuối để ửng con tôm ra ngoài.

Tương chấm gỏi cuốn: tương hột băm nhuyễn, xào với tỏi, nấu với cháo nếp, nêm lại cho vừa ăn. Múc tương ra chén cho đố chua, ớt băm và đậu phộng rang lên mặt.

Chú ý: Chỉ nên cuốn đủ số gỏi cuốn dự kiến cho bửa ăn và sau khi cuốn nên ăn ngay, nếu để lâu sẽ những cuốn gỏi cuốn bị khô mất ngon. Gỏi cuốn bị khô là do lớp bánh tráng cuốn gỏi bị mất nước trở nên khô làm cuốn gỏi dai xảm khó ăn. Để giữ những cuốn gỏi lâu khô có thể dùng lá chuối bọc cuốn gỏi lại hoặc lót lá chuối bên dưới rồi dùng lớp màng film bọc lại các cuốn gỏi sẽ giữ nước lâu khô.

Thịt luộc mắm tép (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Mắm tép: 200 gr, thịt đùi heo: 500 gr, chuối chát và khế: 1 trái, rau sống và cải xà lách, bún, bánh tráng, nước mắm pha chua ngọt

Thực hiện: Thịt đùi heo chọn có cả lớp da và mỡ. Để nguyên khối rửa sạch, cho vào nồi luộc, xăm vào thịt thấy đủa khô là thịt đã chín. Vớt thịt cho vào tô nước lạnh sạch ngâm để thịt không bị khô. Bày rau sống, cải xà lách; khế, chuối chát gọt vỏ, thái mỏng ra dĩa. Thịt đùi cắt dày 2mm bày ra dĩa cùng mắm tép. Dùng bánh tráng cuốn bún, thịt, mắm tép và rau, ăn với nước mắm pha cua ngọt.

Chú ý: Luộc từ nước lạnh là làm nóng dần nước lên 100 độ C giúp thực phẩm sau khi luộc chín đạt được yêu cầu nhất định về trạng thái như mềm, giòn…, về màu sắc như trắng, hồng, giữ được mùi vị thơm ngon. Tùy độ dày, lớn của thực phẩm canh thời gian luộc cho chín hoàn toàn từ ngoài vào trong.

Với cách luộc từ nước lạnh lên thịt heo, thịt bò, thịt gà, vịt dễ trắng mọng. Sau khi luộc chín nên vớt thực phẩm ra và ngâm ngay vào nước chín để nguội. Như vậy thực phẩm không bị khô xảm, thâm, rách da. Ngoài ra nước luộc còn được dùng để làm nước dùng hoặc nấu canh không lãng phí chất dinh dưỡng.

Chè khoai tía (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Khoai tía (khoai mỡ): 250 gr, khoai môn cao: 50 gr, nước cốt dừa: 1 chén, đường: 100 gr.

Thực hiện: Khoai tía, khoai môm cao hấp chín, tán nhuyễn. Sau đó sên khoai đã trộn đều với nước cốt dừa và đường cho đến khi sánh dẻo lại là được. Múc chè ra chén trang trí thêm cho đẹp mắt.

Chú ý: Để chè khoai tía béo và thơm hơn, thông thường khi nấu người ta chỉ dùng một loại khoai mỡ tím than. Nếu pha thêm khoai môn cao sẽ tốn công. Tuy nhiên khoai môn cao sẽ giúp cho chè trở nên béo và thơm hơn nhiều.

Gỏi xoài mực (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Mực ống: 1 con 200 gr, xoài xanh: 1 trái, xoài vừa chín: 1/2 trái, ớt sừng: 1 trái, một ít rau thơm, nước mắm: 1 muỗng súp, đường: 1 muỗng súp, nước chanh: 1 muỗng càphê, tỏi băm: 1/2 muỗng càphê, ớt băm: 1/2 muỗng càphê.

Thực hiện: Mực rửa sạch, lột bỏ lớp màng đỏ, hấp chín, cắt sợi. Xoài cắt sợi bằng với mực. Ớt sừng cắt sợi. Rau thơm cắt nhỏ. Trộn mực, xoài, rau thơm đều nhau. Pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt thành nước xốt rưới lên hổn hợp đã trộn. Trang trí chút ray thơm lên mặt. Gỏi mực trộn xoài ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.

Chú ý: Xoài xanh là trái cây được ưa chuộng để trộn gỏi. Tuy nhiên nhiều người không chịu được vị chua. Để gỏi bớt chua và tăng thêm hương vị có thể trộm một ít xoài vừa chín ( chín hườm ). Gỏi sẽ có vị chua ngọt và màu sắc cũng trở nên hấp dẫn hơn

Chè sen long nhãn (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Nhãn xuồng: 25 trái, hạt sen tươi già: 25 hạt, lá dứa: 5 lá, đường phèn: 100 gr, muối: ½ muỗng cà phê.

Thực hiện: Hạt sen tươi (có thể dùng hạt sen khô ) lột vỏ, bỏ tim, nấu với muối cho mềm. Nhãn lột vỏ, dùng dao cắt cơm nhãn phía gần cuống, tách lấy hạt. Cho vào mỗi trái nhãn một hạt sen. Đường phèn nấu với 400 ml nước và lá dứa, canh hớt bọt kỷ. Cho nhãn vào nước đường nấu thêm 5 phút cho nhãn và hạt sen thấm đường. Múc chè ra ly, trang trí, chen sen long nhãn có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Chú ý: Chè sen long nhãn là món ăn thanh tao thích hợp vào dịp lễ tết, mùa nhãn có rộ. Đôi khi vào những lúc không có nhãn tươi vẫn có thể dùng nhãn đóng hộp để nấu chè sen long nhãn. Cách nấu cũng như trên, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp thay thế, còn hương vị của chè nấu bằng nhãn tươi vẫn thanh hơn nhãn hộp.

Canh khổ qua dồn cá thát lát (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Cá thát lát: 200g, khổ qua: 4 trái, hành lá: 3 cọng, muối: 1/2 muỗng càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, bột nêm: 1/2 muỗng cà phê, dầu ăn: 1 muỗng càphê.

Thực hiện: Cá thát lát quết đều với muối, tiêu, hành lá cắt nhỏ, bột nêm, dầu ăn. Khổ qua rửa sạch, rạch dài theo thân, tách bỏ hạt. Cho cá đã quết vào làm nhân, dùng cọng hành nhún qua nước sôi làm dây buột quanh khổ qua. Nước nấu sôi, cho khổ qua vào nấu, sau khi sôi vài dạo, hạ lửa, hớt bọt. Khổ qua chín, nêm lại nước canh cho vừa ăn.

Chú ý: Khổ qua là móm ăn nên thuốc nhưng khi nấu hay bị mất màu xanh và còn đắng nhiều nên hơi khó ăn với một số người. Để bớt vị đắng và vẫn giữ được màu tươi đẹp nên thực hiện như sau.

Khổ qua sau khi mổ bỏ ruột trụng sơ qua nước sôi trước rồi mới dồn thịt hoặc chả cá vào sau đó mang đi hầm. Nhờ trụng qua nước sôi trước, vị đắng của khổ qua sẽ bớt đi ít nhiều và màu xanh vẫn giữ được tươi. Nếu để ăn dần trong vài ngày thì nên nấu vừa chín tới rồi cất trong tủ lạnh. Khi ăn tới đâu, múc ra vừa đủ lại theo ý rồi mang đi nấu lại cho chín hẳn, như vậy những trái khổ qua sau vẫn vừa ăn, không bị mềm rục và nước canh bị mặn vì bị hâm lại nhiều lần.

Thịt kho hột vịt

Chuẩn bị: 1 thịt đùi cắt miếng vuông, chục quả trứng vịt luộc chín, bóc vỏ, đầu hành lá, tỏi, ớt sừng , nước dừa xiêm, dầu ăn, muối, đường, nước mắm, bột ngọt…

Thực hiện: Ướp thịt với đường , khi đường tan ra cho lên bếp để lửa vừa và đảo đều khi nước cạn có màu nâu thì cho hột vịt vào. Đổ nước dừa lên xâm xấp mặt thịt nấu đến khi sôi cho nước mắm vào rồi để lửa nhỏ. Khi thịt mềm và chín thêm hành, tỏi băm vào và nêm nếm vừa ăn.

Chú ý: Nếu nước dừa ít có thể thêm nước dùng hoặc nước lã vào, nấu sôi, vớt bọt.

Thịt khìa

Chuẩn bị: 1 kg thịt giò heo, hoặc lỗ tai, hoặc luỡi, bao tử, hoặc ba rọi. Gia vị gồm: nước màu, tỏi băm, hành củ tím nhỏ bằm, đường, muối, bột ngọt, xì dầu, ngũ vị hương, rượu Mai quế lô, nước dừa xiêm, dầu mè …

Thực hiện: Thịt ngâm muối khoảng 15 phút, rửa sạch lại bằng nước nóng, cạo sạch nhớt xong rửa lại nước lạnh để ráo nước . Dùng luỡi heo và bao tử thì phải cạo cho thật sạch

Trộn đều tất cả gia vị trên ướp vào thịt để khoảng một đêm. Bắc chảo cho dầu vào chiên thịt cho rám vàng và cho nước dừa vào nấu với lửa nhỏ đến khi cạn nước. Bắc xuống chờ thịt nguội ướp với dầu mè.

Cá chép kho riềng

Chuẩn bị: Cá chép (nên chọn cá lớn), củ riềng, gừng, lá chè tươi, nước mắm, đường, bột nêm.

Thực hiện: Cá rửa sạch, cắt khúc. Riềng và gừng cắt lát mỏng. Xếp một lớp chè, một lớp riềng, một lớp gừng rồi xếp cá lên trên rồi cho một lớp giềng và gừng trên mặt. Dùng đường thắng nước màu rồi cho vào nồi cá cùng với nước mắm có pha đường. Nấu chừng 5 phút và chú ý nghiêng nồi để nước mắm thấm đều vào cá. Dùng nước chè đã hãm cho vào sâm sấp mặt cá rồi đun với lửa liu riu cho đến khi cạn nước.

Chè Kho

Chuẩn bị: 200 gr đậu xanh đã sạch vỏ, một ít mè, 150 gr đường cát ,1 ống vani

Thực hiện: Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng một tiếng rồi nấu chín, tán nhuyễn. Trộn đậu xanh với đường cát, đặt lên bếp sên lại cho tan đường. Mè rang vàng. Rắc vào chén đựng chè. Cho đậu xanh vào chén lúc đậu còn nóng. Dùng thìa ém chặt và bảo quản trong tủ lạnh.

Theo SGTT
Read More


Làm món mứt gừng


Mứt gừng không chỉ ngon miệng mà còn là một vị thuốc hay trong mùa lạnh. Món này khá dễ làm, chúng ta cùng thử nhé.





Nguyên liệu:

- Gừng: 1kg
- Rượu Trắng: 1 thìa canh
- Đường: 1kg
- Dầu ăn: 2 muỗng cà phê
- Muối: 1 thìa canh
- Chanh: 5 trái
- Phèn chua: 1/2 muỗng cà phê
- Vani: 1 viên

Thực hiện:

- Cạo vỏ gừng, xắt lát mỏng, ngâm nước muối nửa ngày rồi rửa nhiều nước cho sạch. Vắt chanh vô chậu nước, ngâm gừng vào rồi đem phơi nắng.

- Rửa gừng rồi cho vào nồi nước đun sôi 10 phút với phèn chua

- Vớt ra xả nước phèn. Cho vào nồi nước đun sôi với rượu trắng, sau đó vớt ra vắt cho ráo.

- Cân bao nhiêu gừng là chừng nấy đường. Trộn chung, đem phơi nắng 1 ngày cho đường chảy ra.

- Gắp gừng ra. Bắc nước đường lên lò sên cho đặt lại, đổ dầu ăn và vani vào. Cho gừng vào, đảo liền tay. Lửa nhỏ.

- Đến khi đường bám trắng chung quanh miếng gừng, nhấc chảo mứt xuống, đảo hoài. Gần nguội lại đặt lên bếp, mở lửa âm ấm. Đảo đều đến khi gừng khô.
Read More


Cách làm mứt gấc


Trái gấc không chỉ đem đến cho các món ăn một vẻ đẹp quyến rũ và an toàn. Không những thế, dầu gấc dùng trong chế biến thức ăn còn có tác dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ. Vậy Tết này các bạn hãy trổ tài biến quả gấc thành một món mứt vừa ngon, vừa bổ nhé.




Nguyên liệu:

- 1 trái gấc khoảng 1kg, 300g đường, 2 muỗng nước chanh.

Cách làm:

- Bổ đôi trái gấc, bóc vỏ, chỉ lấy hạt và màng đỏ bao quanh hạt. Cho hạt và màng đỏ vào nồi, thêm khoảng một chén nước và một muỗng nước cốt chanh vào trộn đều rồi đem nấu sôi 15 phút, đổ ra rá, đem chà xát kỹ để lấy thịt màng đỏ và loại bỏ hạt và các màng thô.

- Sau đó, chúng ta cho đường và một chén nước + 1 muỗng nước chanh vào nồi, trộn đều, nấu cho đường chảy thành nước, vừa nấu vừa khoắng, nấu sôi 15 phút, rồi cho thịt đỏ màng gấc vào, trộn đều đun sôi nhỏ lửa, vừa đun vừa khoắng để tránh cháy khét ở đáy nồi.

- Sau khoảng 15-20 phút mứt bắt đầu sánh, chúng ta canh lửa vừa rồi tắt bếp. Trước khi nhắc xuống, muốn xem mứt đã đạt chưa, chúng ta lấy môt giọt mứt đem nhỏ vào bát nước lạnh, nếu thấy giọt mứt tan trong nước là chưa được, chúng ta phải bắc lên bếp nấu tiếp.

- Khi mứt chín, rót mứt còn đang sôi nhẹ vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, đậy nắp thật khít lại ngay rồi để vào nơi thoáng mát sạch sẽ.
Read More


Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Mạng bán vé tàu tết quá tải



Dù 8 giờ ngày 10.12, Cty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn mới bắt đầu bán vé tàu tết qua hình thức đặt chỗ trên website www.vetau.com.vn, tuy nhiên ngay từ sáng sớm khoảng 6 giờ 30 đến gần 8 giờ, trang web luôn trong tình trạng quá tải.


Nhiều bạn đọc phản ánh, khi truy cập vào website trên vào khoảng 7 giờ thì xuất hiện những dòng chữ báo tình trạng trang web bị quá tải hoặc kết nối đã hết thời gian hoặc xuất hiện một màn hình trắng đứng treo trong thời gian dài.


Một số bạn đọc lúc đầu truy cập vào được website và nhận thấy giao diện đặt chỗ, nhưng khi gõ các dữ liệu chọn các dữ liệu ngày đi tàu, mác tàu rồi bấm tra cứu thông tin thì cũng gặp tình trạng quá tải tương tự.


Sau khi truy truy cập www.vetau.com.vn, màn hình xuất hiện báo lỗi

Thậm chí có trường hợp còn phản ánh, khi click vào mục đăng nhập của trang web thì được cảnh báo: “Kết nối này không đáng tin. Bạn đã yêu cầu Firefox kết nối an toàn tới www.vetau.com.vn, nhưng chúng tôi không thể xác nhận kết nối của bạn là an toàn.

Thông thường, khi bạn cố gắng kết nối an toàn, trang web sẽ trình ra định danh tin cậy để chứng minh cho bạn thấy bạn đang đến đúng địa điểm. Tuy nhiên, định danh của trang này không thể xác minh được…

Nếu bạn thường kết nối tới trang này mà không gặp vấn đề gì, lỗi này có thể là do ai đó đang cố gắng mạo danh trang này, và bạn không nên tiếp tục nữa…”.

Đến 8 giờ 30 phút, PV thử truy cập, nhưng trang web www.vetau.com.vn vẫn gặp phải tình trạng bị quá tải.
Read More


Phát hiện đường dây làm giả vé tàu tết


Nguồn tin từ ga Sài Gòn chiều 11.1 cho biết, ga vừa phối hợp với Công an P.9, Q.3 phát hiện đường dây làm giả vé tàu tết, thu giữ 55 vé tàu giả và cơ quan chức năng tạm giữ 2 đối tượng.


Một trong số nhiều vé tàu tết làm giả bị phát hiện.


Từ một hành khách đến ga Sài Gòn trả vé tàu tết SE 16 Sài Gòn – Vinh đi vào ngày 17.1 (tức 24 tháng chạp), nhân viên nhà ga đã nghi vấn và kiểm tra thì phát hiện đúng là vé giả.

Sau đó, ga phối hợp với công an P.9, Q.3 tiếp tục điều tra lần ra các đầu mối cung cấp và phát hiện ra đường dây làm giả vé tàu tết, thu giữ được 58 vé tàu (trong đó có 55 vé tàu được làm giả) đi đến các ga vào những ngày cao điểm tết.

Các vé tàu làm giả rất tinh vi, bằng mắt thường khó có thể nhận biết. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng thu giữ 1 USB của đối tượng làm giả vé tàu và phát hiện trong USB lưu trữ khoảng hơn 100 mẫu vé tàu đã được thiết kế chi tiết loại tàu, ga đi, ga đến, ngày đi tàu, số chỗ, tên hành khách đi tàu.

Hiện cơ quan chức năng đã tạm giữ 2 đối tượng để tiếp tục điều tra làm rõ.

Trần Phan




Read More


0h ngày 1.12 mở bán vé tàu Tết Quý Tỵ 2013


Từ 0h ngày 1.12, ga Hà Nội sẽ chính thức bán vé tàu Tết  Quý Tỵ - 2013. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Phùng Lý Hà - Phó Trưởng ga Hà Nội.
Theo dự kiến, lượng hành khách đi lại trong dịp tết  sẽ tăng từ  10 - 15% so với ngày thường. Vậy ga Hà Nội triển khai việc bán vé ra sao, thưa bà?

- Dịp tết năm nay có khá  nhiều điểm mới về phương thức bán vé, trong đó ngoài việc đưa vé đến tận nhà hành khách trên địa bàn Hà Nội, thì ga cũng đã tổ chức tiếp nhận đăng ký mua vé tàu tết (từ ngày 11.9) qua số điện thoại  phòng vé: 04-38221724; bán vé qua các đại lý vé; bán vé lưu động phục vụ các trường ĐH, CĐ và bán vé tại ga. Theo đó, tại ga A sẽ mở 14 cửa; còn ga B bố trí từ 6 – 8 cửa. Trong đó, sẽ ghi rõ các cửa bán vé đi phía nam, vé khứ hồi, vé tập thể, vé dành cho người khuyết tật... 

Ngoài các tàu Thống Nhất chạy hằng ngày như hiện nay, dự kiến sẽ tổ chức chạy thêm khoảng 7 đôi, đồng thời tăng các tuyến tàu địa phương bằng cách lập thêm tàu, nối toa. Riêng các ngày nghỉ tết (29 và mùng 1 tết), các tuyến tàu đều hoạt động bình thường để phục vụ hành khách. 

Kể từ ngày 1.12, ga bắt đầu bán vé tàu Thống Nhất cho các tập thể và cá nhân đăng ký trước và từ 15.12 sẽ bán vé phục vụ rộng rãi. Giá vé các tàu địa phương đều tăng 1.000đ/vé.

Để tránh tình trạng đầu cơ, đặc biệt là nạn mua bán vé chợ đen. Quy định bắt buộc của ga Hà Nội  đối với hành khách mua vé thế nào, thưa bà?

- Với tàu Thống Nhất số chẵn xuất phát tại TPHCM từ 29.1 - 4.2.2013 và các tàu Thống Nhất số lẻ xuất phát tại Hà Nội  từ 10.2 - 18.2.2013,  hành khách mua vé phải  xuất trình giấy CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp lệ (khách nước ngoài phải có hộ chiếu, trẻ em mua nửa vé phải có giấy khai sinh, trường hợp mất giấy CMND phải có giấy báo mất (có dán ảnh) và xác nhận của  địa phương. 

Học sinh, sinh viên được phép dùng thẻ học sinh, sinh viên. Hành khách khi mua vé tại ga nếu không có bản chính có thể sử dụng bản photocopy các loại giấy tờ tuỳ thân. Tuy nhiên, khi đi tàu thì bắt buộc phải dùng bản chính. Phía sau tấm vé (cả 2 liên) nhân viên bán vé sẽ ghi rõ họ tên hành khách, số giấy CMND. Mọi trường hợp đi tàu có tên và số CMND sai với việc ghi trên vé đều không hợp lệ. Trong thời gian này, các tập thể đi tàu không được giảm giá vé (trừ các trường hợp chính sách). 

Về giá vé tàu tết, đối với tàu số chẵn chiều đông khách từ 23- 28.1.2013 và đối với tàu số lẻ từ 19 - 28.2 tăng cao nhất là 10% giá vé; đối với tàu số chẵn từ  29.1 - 4.2.2013 và với tàu số lẻ từ 10 - 18.2.2013, tăng cao nhất là 25% giá vé và riêng giá vé các toa giường nằm mềm có điều hòa chỉ tăng 10% giá vé. Với chiều vắng khách, đối với tàu chẵn chạy từ 10 - 28.2.2013 và với tàu lẻ chạy từ 23.1 - 4.2.201., tàu cố định giảm 10% giá vé, tàu chạy thêm trong dịp tết giảm 30% giá vé.

- Xin cảm ơn bà!
Read More


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Mứt gừng - Mứt gừng ngày tết

Product: 
Hộp Mứt Gừng Lát
Description

Mứt gừng - Mứt gừng ngày tết

Mứt gừng thơm, không quá cay.

Mứt gừng Lạc xuân Thương hiệu mứt sạch hàng đầu Việt Nam, ISO 22000 

How to store
Mô tả sản phẩm 
-Tính năng: Mứt Gừng Lát tươi ngon
- Đóng gói: Sản phẩm được đóng trong hộp nhựa
- Khối lượng: Khối lượng tịnh 300g
- Thời gian cung cấp: Thời hạn 06 tháng
Chứng nhận: 
- Giấy CNVSATTP số 4266/2009/ATTP-CN
- CNTC: Số 471/2010/YTHCM-CNTC
- TCCS: 07/2010/TĐ.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: 
- Độ ẩm: <= 20%
- Đường tổng: >= 70%
- Chỉ tiêu vệ sinh theo đúng qui định 46/2007 Bộ Y Tế.
Nguyên liệu: 
- Gừng (50%), Đường (50%).
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:
- Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát.
- Sử dụng: Dùng ăn liền.
Read More


Mứt gừng dẻo cay ấm lòng ngày lạnh


Nguyên liệu:

300gr gừng non

150gr dứa

200gr đường

2 quả chanh

Vài viên phèn chua nhỏ

Đậu phộng.


Bước 1:

Gừng non mua về gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.


Vắt nước cốt 1 quả chanh vào 2 lít nước, ngâm gừng sợi vào nước chanh này khoảng 30 phút để gừng không bị thâm đen.

Gừng sau khi ngâm xả qua nước lạnh cho sạch. Nếu dùng gừng già bạn nhớ phải xả nhiều nước để gừng bớt cay.

Bước 2:



Dứa gọt vỏ sạch, bỏ mắt, dùng dao thái hạt lựu hoặc bằm nhuyễn; mình thích ăn lẫn dứa còn sựt sựt nên chỉ thái hạt lựu.

Bước 3:

Đun sôi phèn chua với 2 lít nước.

Đổ gừng vào trụng sơ qua khoảng 10 phút.

Trụng xong bạn rửa lại gừng dưới vòi nước cho sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 4:

Trộn gừng, dứa đã thái hạt lựu vào với nhau, vắt vào nước cốt 1 quả chanh nữa.

Đổ đường vào hỗn hợp gừng và dứa, trộn đều lên, ngâm qua đêm để đường tan.

Đậu phộng rang vàng, giã nhuyễn.

Bước 5:

Hôm sau đổ hỗn hợp gừng và dứa ra nồi, đun lửa thật nhỏ. Thỉnh thoảng bạn cầm hai quai ở nồi lắc để đường tan đều và bám quanh miếng gừng là được, nước dứa khi đun chảy sẽ có vị chua nhẹ.


Đun hơn 1 giờ đồng hồ đến khi nào hỗn hợp mứt dẻo, có màu vàng cánh gián đẹp, nước đường sệt lại.


Tắt bếp, đợi mứt nguội bạn đổ ít đậu phộng rang vàng lên bề mặt mứt, trộn đều là được.


Làm xong bạn cất mứt gừng vào lọ kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Mứt gừng dẻo là một trong những món mứt dễ làm nhất nhưng đòi hỏi sự kiên trì vì công đoạn sên mứt khá lâu; bạn cứ đun nồi trên bếp lửa nhật nhỏ. Mứt sên khéo là mứt dẻo, có màu vàng cánh gián đẹp mắt.


Món mứt gừng này nhà mình vẫn hay làm mỗi khi mùa đông đến, trong nhà luôn luôn có sẵn một lọ mứt gừng dẻo. Trời lạnh lạnh ăn miếng mứt gừng cay cay dẻo dẻo, ngọt dịu, uống cùng tách trà nóng thấy ấm bụng vô cùng.

Khác với món mứt gừng khô truyền thống, mứt gừng dẻo còn có vị chua giòn của dứa nên ít ngọt hơn và lạ miệng hơn, là một món mứt bạn rất nên thử làm để đãi khách dịp Tết này!

Chúc các bạn có món mứt gừng thật dẻo, thật ngon nhé!
Read More


TPHCM lo tết - 14.140 tấn rau an toàn bình ổn thị trường

Tin từ Tổ kiểm tra công tác thực hiện các chương trình bình ổn thị trường TPHCM cho biết, để chuẩn bị tốt nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tổ sẽ tăng cường đi thực tế theo dõi tiến độ dự trữ hàng hóa, nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định giá. Đối với nhóm các mặt hàng rau củ quả, TP đã giao cho 5 doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX) chuyên sản xuất rau an toàn và rau đạt chuẩn VietGap chuẩn bị 6.080 tấn các loại.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các đơn vị, khả năng cung ứng thị trường sẽ đạt tới 14.140 tấn, chiếm 11% nhu cầu, vượt 133% lượng thực hiện tết 2012 và vượt 133% kế hoạch, đồng thời dự trữ 2.570 tấn.

Được biết, công tác phát triển nguồn hàng có nhiều thuận lợi nên dự báo thị trường TPHCM sẽ không thiếu rau tiêu thụ trong dịp tết. Đối với các DN phân phối được TP giao chuẩn bị nguồn rau củ quả như Saigon Co.op, Vinatexmart cũng đã hoàn thành kế hoạch ứng vốn, đặt hàng cho các đối tác. Tất cả các loại rau an toàn trong chương trình bình ổn giá sẽ đảm bảo mức giá thấp hơn bình quân 10% so với giá thị trường.

Trước đó, Tổ Công tác và 3 chợ đầu mối nông sản của TP cũng đã làm việc với các sở, ngành và DN, HTX chuyên sản xuất rau, đều có nhận định chung, nguồn rau củ quả cung ứng cho thị trường tết năm nay sẽ dồi dào, phong phú. Giá mặt hàng này sẽ tiếp tục ổn định từ nay cho đến tết.
Read More


Thị trường Tết Nguyên đán “nóng” lên từng giờ


Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, trong khi các dịch vụ, hàng hóa phục vụ Tết “rộ” lên phong trào khuyến mãi đặc biệt thì sự “biến động” về giá cả khiến cho thị trường Tết ở Hà Nội "nóng" lên từng giờ.
Hàng loạt cửa hàng, đại lý, siêu thị bán các mặt hàng như: quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, đồ điện máy, hàng gia dụng… đua nhau “xả hàng”. Khuyến mại 50%, giảm giá 45%, mua 1 tặng 1, thanh lý toàn bộ, sắm tết trúng thưởng lớn, tết ngập tràn quà… là những “chiêu thức” khuyến mại phổ biến tại Hà Nội.

Trên đường Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, hàng hóa “made in Viet Nam” đang ồ ạt xả hàng cuối năm với tiêu chí kêu gọi: “Người Việt dùng hàng Việt”. Giảm giá và hàng hóa phong phú nên các quầy hàng này thu hút khá đông người tiêu dùng Hà Nội đến mua trong nhiều ngày nay.



Thị trường Tết Nguyên đán tại Hà Nội đang "nóng" lên từng giờ

Bạn Vân (SV trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cho biết: “Chúng em là sinh viên nên nhu cầu thì nhiều mà tiền thì có hạn, vì vậy khi có các chương trình giảm giá, khuyến mại như thế này là dịp để chúng em được lựa chọn hàng hóa, quần áo”.

Cùng với các cửa hàng, đại lý, nhiều siêu thị, dịch vụ viễn thông tại Hà Nội cũng ra sức khuyến mại trong những ngày cuối năm theo hình thức vừa bán hàng vừa “treo giải thưởng” mua sắm.

Trên đường Cầu Giấy, Bà Triệu, Cát Linh, Giảng Võ, những gian hàng Tết đã được khai trương, bày bán nhiều hãng mứt Tết như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Đồng Khánh và hàng hóa, thực phẩm Tết.

“Chúng tôi khởi động bán hàng Tết từ cuối tuần trước, tuy nhiên nhu cầu sắm Tết của người dân lúc này chưa nhiều, nhưng bắt đầu từ tuần sau lượng người mua chắc chắn sẽ tăng cao” - chị Nhung (nhân viên một gian hàng Tết trên đường Bà Triệu) cho hay.

Đua nhau khuyến mại bằng nhiều "chiêu thức"

Tại phố cổ Hà Nội, hoạt động mua sắm Tết đã khởi động từ cuối tháng 12/2009, tuy nhiên những ngày này không khí Tết Nguyên đán mới thực sự “nóng” lên.
Phố Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Buồm nhộn nhịp những sạp hàng bày bán bánh, mứt tết, kẹo, ô mai Tết. Hàng Mã rực rỡ đồ trang trí và đồ cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp. Đào, Mai thật và giả đã bắt đầu diễn ra tất bật.

“Chúng tôi khởi động bán hàng Tết từ cuối tuần trước, tuy nhiên nhu cầu sắm Tết của người dân lúc này chưa nhiều, nhưng bắt đầu từ tuần sau lượng người mua chắc chắn sẽ tăng cao” - chị Nhung (nhân viên một gian hàng Tết trên đường Bà Triệu) cho hay.

Giá cả thị trường Tết tại Hà Nội có nhiều biến động

Đối với các mặt hàng thực phẩm, ngay cả khi kinh tế đang bị suy thoái nhưng tâm lý tiêu dùng và nhu cầu mua sắm tăng trong dịp Tết là nguyên nhân tạo cung đột biến và đẩy giá hàng hoá trên thị trường lên cao.

Khảo sát thị trường cho thấy, nhiều loại thực phẩm đang bắt đầu chạy và tăng giá từ 5 - 20%. Cụ thể: mức tăng của thịt lợn, thịt gà, thịt bò dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg; tôm, cá và đồ biển cũng nhúc nhích thêm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; các loại đồ khô như: măng khô tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, mộc nhĩ và nấm hương tăng thêm 2.000 đồng/lạng; đồ hộp có mức giá tăng khoảng 1.000 - 5.000 đồng/hộp, gói...

Chị Lượng (một tiểu thương trong chợ Thành Công) dự đoán: “Tăng thế này ăn thua gì, những ngày gần Tết nhu cầu của người mua lớn nên khả năng giá cả còn tăng nữa”.

Hiện tại, các loại hoa quả chưa có dấu hiệu tăng giá đột biến ở các chợ đầu mối, nhưng nhiều người tiêu dùng Hà Nội cho rằng phải đến những ngày cận Tết thì mới biết được chính xác về mức giá có thể leo thang.

Sở Công thương Hà Nội dự báo, trong tháng Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn các tháng trong năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Canh Dần 2010 tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm.

Châu Như Quỳnh
Read More


Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Thị trường quà Tết: Bia ngoại lên ngôi


Không còn tái diễn cảnh đến hẹn lại… tăng, giá các loại bia nội được dự báo ổn định trong mùa tết năm nay nhờ nguồn cung dồi dào, cùng sự xuất hiện tràn ngập của nhiều loại bia ngoại.

Dù có giá trên… trời, nhiều hiệu bia ngoại, với mẫu mã đa dạng và bắt mắt, vẫn thu hút sự quan tâm của giới tiêu thụ có tiền, đặc biệt là phân khúc quà tặng trong mùa tết năm nay.


Bia ngoại: chỉ mua làm quà tặng

Để chuẩn bị quà tết cho khách của công ty, chị Thục Anh, nhân viên một công ty trên đường Mạc Đĩnh Chi (Q.1, TP.HCM), đã quyết định chọn mua 50 thùng bia Sapporo của Nhật, loại sáu lon/thùng với giá 335.000 đồng/thùng. “Thứ này làm quà tết mới lạ chứ Heineken hay Tiger… nhàm quá rồi!” – chị Anh nói.

Chị Anh cho biết nếu so với Heineken loại 24 lon giá 370.000 đồng/thùng, Tiger khoảng 268.000 đồng/thùng, hay “mềm” hơn là “333″ cũng xấp xỉ 195.000 đồng/thùng, bia Sapporo nhập khẩu từ Nhật, Mỹ hoặc Canada đều đắt hơn rất nhiều, chưa tính tổng dung tích của thùng bia Sapporo chỉ có 3,9 lít, trong khi các loại bia khác lên tới 7,92 lít!





Ghi nhận thị trường bia cho thấy các loại bia nhập khẩu không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn chiếm lĩnh thị trường quà tặng. Tại nhiều siêu thị cũng như các cửa hàng bia lớn, bên cạnh các loại bia nội, trên quầy còn bày bán đủ loại bia nhập khẩu. Khi có khách đến hỏi mua hàng, đa số nhân viên bán hàng đều chào mời, giới thiệu với khách hàng bia ngoại vì tặng bia ngoại được cho là “xu hướng” của năm nay.

Xuất hiện nhiều bia nhập lậu

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết các loại bia nhập lậu lại xuất hiện nhiều vào dịp cận tết năm nay, trong đó nhiều vụ vận chuyển bia Heineken không hóa đơn chứng từ ở khu vực huyện Củ Chi vừa được phát hiện và bắt giữ. Hàng được vận chuyển với số lượng nhỏ, chỉ vài thùng/chuyến, từ các siêu thị miễn thuế ở Mộc Bài (Tây Ninh) về. So với bia nhập khẩu chính ngạch, bia tuồn ra từ Mộc Bài rẻ hơn khoảng một nửa giá vì tổng các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đã lên tới 102

Tại quầy bia rượu ở siêu thị Big C, khi nghe chúng tôi muốn tìm mua bia làm quà tặng cho khách, một nhân viên giới thiệu một số loại nhập từ Đức, Bỉ, Hà Lan… Tuy nhiên, hầu hết các loại bia này đều có giá cao ngất ngưởng như Coopers Stout nhập khẩu từ Úc giá 65.000 đồng/chai, bia Duuel xuất xứ từ Đức bán giá lên tới 158.000-160.000 đồng/chai… Đặc biệt, bia Chimay nhập khẩu từ Bỉ có giá thấp nhất khoảng 100.000 đồng/chai và cao nhất lên tới hơn 230.000 đồng/chai tùy loại!

Ông Trần Phương, một đầu mối nhập khẩu bia ngụ đường Tôn Đản (Q.4, TP.HCM), cho biết trên thị trường có tới vài chục loại bia nhập khẩu. Ngoài các loại như Corona, Bitburger, Budweiser, Heineken… tiêu thụ quanh năm, nhiều loại bia nhập khẩu có hương vị lạ, kiểu dáng chai, lon bắt mắt, đóng hộp số lượng ít, được một số đối tượng tiêu dùng có tiền mua về thưởng thức hoặc làm quà tặng. “Với những loại bia có giá lên tới hàng trăm ngàn đồng mỗi chai, khách hàng thường chỉ mua 1-2 chai, có thể đóng gói riêng hoặc chung với các loại bánh trái khác làm quà tặng…” – ông Phương nói.

Cung dồi dào, giá ổn định

Dù bia ngoại chiếm lĩnh thị trường quà tặng và thu hút nhóm đối tượng người tiêu dùng thu nhập cao, nhưng phân khúc bình dân vẫn thuộc về bia sản xuất trong nước như Heineken, 333, Đại Việt, Tiger… Các cửa hàng chuyên kinh doanh rượu bia cho biết so với tết trước, giá bia mùa này tương đối ổn định. Mặc dù đã nhích lên 7.000-10.000 đồng/thùng ở một số loại bia so với cuối tháng 11-2011 nhưng vẫn thấp hơn giá tết trước.

Giới kinh doanh bia cho biết so với năm ngoái, sức mua ở thời điểm hiện tại thấp hơn khoảng 20%, và dự báo trường hợp từ nay đến tết tăng mạnh thì lượng bán cũng chỉ bằng năm ngoái, khó có thể xảy ra hiện tượng “cháy hàng”. Phụ trách kinh doanh một công ty thương mại, hiện là một trong những đầu mối phân phối bia lớn nhất cho thị trường TP.HCM, cũng xác nhận lượng bia dự trữ bán tết của công ty ông chỉ tăng khoảng 10% so với năm ngoái, mức dự trữ thấp nhất trong ba năm gần đây.

Một đại diện của Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết chỉ tính riêng tháng 12-2011 và tháng 1-2012, Sabeco đưa ra thị trường khoảng 130 triệu lít/tháng, tăng 30% so với các tháng bình thường. Theo vị này, sẽ khó có khả năng thị trường xảy ra tình trạng khan hàng hay thiếu hàng trong dịp tết năm nay vì nguồn cung của Sabeco đưa ra thị trường tăng khá mạnh. Nếu cần thiết, Sabeco vẫn có kế hoạch sản xuất dự trữ với sản lượng tăng thêm ít nhất 20% so với công suất hiện tại.

Ông Ngô Văn Hải, phó giám đốc phụ trách kinh doanh chuỗi hệ thống siêu thị Citimart, cho biết hiện siêu thị đã trữ các loại bia, nước giải khát tăng hơn 20% so với năm ngoái, tương ứng 10.000 thùng “dù sức mua chưa thật sự sôi động như kỳ vọng”. Ông Hải cho rằng khả năng “bùng phát” sức mua bia thường diễn ra vào hai tuần cuối cận tết. Nhưng do nguồn cung năm nay rất dồi dào, việc “bùng giá” cháy hàng đối với mặt hàng bia phần lớn được giới kinh doanh loại trừ với tỉ lệ khá cao.

Nguồn: quabieu
Read More


Thị trường tết 2013: Sẽ èo uột


Với người lao động, Tết 2013 sẽ không còn hồi hộp và mong đợi như những năm trước nữa. Bởi gần hết năm mà nhiều lao động mới chỉ được lĩnh lương tháng 6, thậm chí nhiều người mới chỉ được lĩnh tháng 3. Thực tế lương thưởng sẽ chẳng bõ bèn so với giá cả thị trường, thậm chí không có thưởng hoặc thưởng tết bằng việc…tăng ngày nghỉ!

Lương còn bị cắt, nói gì thưởng Tết!





Nếu như đầu năm, thông báo cắt giảm 30-50% lương chỉ xuất hiện ở vài công ty địa ốc, xây dựng thì đến nay tình trạng đó đã lan rộng ra nhiều doanh nghiệp. Công ty nào không thông báo giảm lương thì bày trò trả lương theo doanh số, thậm chí tăng doanh số gấp nhiều lần để lấy cớ cắt giảm thu nhập của nhân viên. Vì thế, dù chưa đến tết nhưng vấn đề thưởng Tết 2013 vẫn đang được quan tâm nhiều nhất. Với người lao động, Tết 2013 thực sự là cái tết nhều mệt mỏi khi nhắc đến vấn đề lương, thưởng. Bởi gần hết năm mà nhiều lao động mới chỉ được lĩnh lương tháng 6, thậm chí nhiều người mới chỉ được lĩnh tháng 3. Cuối năm người lao động lo lắng không yên bởi mức thưởng tết dự kiến sẽ thấp, thậm chí có doanh nghiệp còn không có thưởng.


Một lãnh đạo Bộ Lao động Tương binh và Xã hội cho biết: Ở Việt Nam, gần đây, ngay các tập đoàn, tổng công ty cũng đồng loạt cắt giảm lương của người lao động nên các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân chắc chắn không tránh khỏi tình trạng trên. Quả thực, năm vừa 2012 các doanh nghiệp ào ạt “phong trào” cắt giảm lương. Tậm chí có đơn vị, cắt giảm ngay chính lương của sếp, còn 50% đến 70% năm ngoái, lương nhân viên thì bằng 80% so với năm ngoái.


Bất động sản và ngân hàng: Tụt hạng!


Khảo sát mới đây của Towers Watson (Tổ chức chuyên tư vấn về lương của Mỹ tại Việt Nam) về tình hình lương 2012 cho thấy, kinh tế khó khăn nên tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện năm 2012 giảm xuống còn 12,3% từ mức 13,1%. Ngành tài chính là ngành có mức tăng lương thực tế và dự báo thấp nhất, tại mức 12,2% năm 2012. Dự báo của Towers Watson về mức lương 2013 cũng cho thấy, tài chính ngân hàng vẫn tiếp tục bị giảm mức tăng lương, còn khoảng 12,1%, giữ vị trí ngành có mức tăng ít nhất trong số các ngành mà Towers Watson khảo sát. Đến thời điểm này, hầu hết các nhà băng chưa tiết lộ kế hoạch chi thưởng cuối năm cho nhân viên, song lãnh đạo các ngân hàng thừa nhận, sẽ khó tránh khỏi việc phải cắt giảm chế độ thưởng, kể cả tổng quỹ lương bởi lợi nhuận khó đạt được chỉ tiêu. Lãnh đạo của một số ngân hàng cũng thừa nhận, thưởng năm nay có thể chỉ bằng 1/10 so với năm ngoái, thậm chí có nơi còn không có thưởng!


Bất động sản cũng là tâm điểm của lời xì xào, một lĩnh vực nhạy cảm trong năm 2012. Khác với các năm trước, thị trường bất động sản hoạt động sôi nổi, nhiều công ty thường thưởng tết mạnh tay thì năm nay việc thưởng tết của DN bất động sản dành cho người lao động được các chuyên gia, hay giới kinh doanh bất động sản dự đoán mức thưởng sẽ giảm mạnh, thậm chí có nơi sẽ không có. Tưởng tết 2013 thay vì bằng tiền mặt lên tới vài chục triệu, nhiều công ty bất động sản dự kiến không có tiền cho thưởng Tết năm nay, có nơi khuyến khích nhân viên tăng ngày nghỉ phép để... thay thưởng.


Tình trạng mất thưởng trong ngành bất động sản đã được dự đoán trước từ năm 2011, khi số tiền thưởng qua mỗi kỳ lễ tết teo tóp dần. Vì vậy, dù doanh nghiệp chưa chốt phương án thưởng Tết cho nhân viên nhưng nhiều lãnh đạo công ty địa ốc niêm yết cho biết, mức thưởng năm nay sẽ không mấy khả quan, sẽ chỉ là mức tiền động viên, an ủi. Có doanh nghiệp thì cho biết có thể dịp tết này sẽ chi trả tháng lương thứ 13 cho nhân viên và khẳng định như thế đã là rất cố gắng chứ không thể có thêm bất kỳ khoản nào khác.


Thực hiện: / Nguồn: Nhà Báo & Công Luận
Read More


Mẹo pha các loại nước chấm ngon

Các món ốc luộc, nem, thịt gà,... sẽ ngon hơn nếu bạn biết cách pha nước chấm thật chuẩn.

Các món ăn như luộc, nướng, hấp... đều phải có nước chấm nếu không món ăn sẽ trở nên vô vị và nhạt nhẽo vô cùng.

Pha nước chấm thế nào cho ngon, hấp dẫn, là tăng sức lôi cuốn của món ăn không phải chị em nào cũng có thể nắm rõ. Vì thế, dưới đây là một số cách pha nước chấm mà các chị em có thể tham khảo nhé.


Mỗi món ăn có nhiều cách pha nước chấm khác nhau, vì vậy, tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình, bạn có thể chế biến sao cho phù hợp nhất.

Tuy chỉ là tiểu tiết nhưng pha nước chấm rất quan trọng, nó góp phần làm nên quyết định món ăn của bạn có thành công hay không.

Mẹo hay pha nước chấm ốc ngon
Bài liên quan: Mẹo pha các loại nước chấm ngon

Nguyên liệu: Nước ấm, nước mắm, đường, chanh, sả, ớt bằm.

Cách pha:

- Pha 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường cho tan.

- Thêm 1 muỗng canh chanh, sả, ớt bằm nhuyễn tùy khẩu vị mà thêm hay bớt lượng sả cũng như chanh. Nêm nếm cho chua chua, ngọt ngọt là được.

- Khi làm nước mắm nên khuấy cho tan đường và nước sau đó cho nước mắm vào. Tiếp đó hãy cho chanh và tỏi/gừng, ớt như thế ớt tỏi sẽ nổi lên trên trông đẹp hơn.

Mẹo pha nước chấm nem rán

Nguyên liệu:

- Nước mắm ngon
- Đường
- Dấm ngon
- Nước lọc

Cách pha:

- Nước mắm ngon, đường, dấm ngon: cho mỗi thứ 1 thìa cùng với 5 thìa nước lọc. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị. Dùng thìa khuấy tan các hỗn hợp này rồi nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.




Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý (Ảnh từ Internet)



- Tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Cuối cùng ta rắc chút hạt tiêu vào là ta đã có một bát nước chấm hoàn chỉnh.

- Lưu ý: Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Không nên băm tỏi to khiến tỏi nặng quá sẽ bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn.

Nước chấm gà luộc

Với món gà luộc thông thường có hai cách pha nước chấm, nước chấm nước mắm và nước chấm bột canh, hoặc tiết gà luộc giã ra với chanh, bột canh. Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha sao cho hợp lý nhé.

Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc. Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.

Cách 2: Nguyên liệu: Bột canh, hạt tiêu, chanh (hoặc quất), ớt. Cho bột canh vào bát, vắt chanh (quất) vào. Thả các lát ớt, hạt tiêu vừa ăn. Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.




Gà luộc chấm với bột canh, chanh, ớt cũng rất ngon (Ảnh từ Internet)



Cách 3: Chấm với tiết gà, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc. Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.

Nước chấm thịt vịt

Vịt luộc

Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.

Cách pha này cũng có thể làm cho một số món luộc khác.

Vịt nướng

Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. Cũng có nhiều cách pha nước chấm này. Bạn có thể tham khảo cách pha này nhé. Thông thường, khi nướng vịt, người ta tường nhét hành, tỏi băm, quả móc mật... Vì thế những gia vị này sau khi nướng vịt chín xong bạn giữ lại, đem pha nước chấm xì dầu.

Cách pha: Tất cả các gia vị này đem đun với xì dầu và một ít nước vừa đủ chấm. Nêm gia vị vừa đủ. Khi nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và mùi thơm của quả móc mật thì cho nhỏ lửa. Hòa tan 1 ít bột sắn cho vào hỗn hợp cho nước chấm hơi sệt rồi nhấc ra ngay.

Pha nước chấm bánh gối

Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích.




Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống



Bạn có thể cho thêm đủ đủ, gà rốt, dưa chuột thái lát mỏng và ngâm cùng với nước chấm. Nhờ có thêm những nguyên liệu này mà món bánh gối sẽ hấp dẫn hơn nhiều.

Nước chấm cho các món cuốn

Nguyên liệu:

- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm
- Dấm, đường
- 100ml nước lọc
- 1/2 quả chanh

Cách làm:

- Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.

- Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.

- Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.

- Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm 1 muỗng canh nước lọc.
Read More


Mứt tết ngon: Cách làm mứt bí


Mứt bí dễ dùng vì có tính thanh nhiệt. Tuy nhiên, đây cũng làloại mứt khó làm, vì thời gian thực hiện kéo dài, loại bí để làm mứtcũng khó tìm và đòi hỏi sự khéo tay để mứt có độ trắng trong, đẹp mắt.

Tham khảo:>> Mứt gừng


Lựa chọn bí:

Phải là loại bí (đao) của ĐàLạt, trọng lượng từ 5kg trở lên mới có độ dày cơm, giòn. Các loại bí khácvừa nhỏ, lại bở nên không thể làm mứt được.

mut tet


Quy trình thực hiện:

Gọt vỏ, bỏ hột. Cắt hình dạngdài, tròn, mỏng, dày theo sở thích.

Lấy nước vôi trong màu trắng(có thể mua nước vôi trong tại các quầy bán trầu cau ở chợ) ngâm trong sáugiờ. Sau đó xả sạch, chần qua nước sôi, đổ ra rổ, để ráo, mang phơi nắng(nắng tốt phơi khoảng ba giờ). Tiếp đó, rửa lại bằng nước thường. Chần quanước sôi, đổ ra rổ để ráo. Đây chính là công đoạn làm trắng mứt bí mà khôngcần sử dụng hóa chất.

Công thức làm mứt là cứ 3kgbí sử dụng 3kg đường. Chia làm năm lần sên. Nghĩa là mỗi lần nấu 600g đường,đổ nước ngang mặt bí, nấu cho sôi, sau đó bắc xuống để qua một đêm. Ngày hômsau, vớt bí ra, tiếp tục lấy 600g đường nấu với nước đường đã ngâm bí trướcđó, nấu cho sôi, đổ vào bí ngâm qua một đêm. Cứ thế thực hiện trong năm ngàyliên tục. Ngày thứ sáu vớt mứt ra rổ, lấy nước đường ngâm bí thắng cho kéotơ, sau đó lấy bí nhúng vào, trút ra nia để hong khô.

Có thể pha màu bằng các loạitrái cây thiên nhiên như dứa, cam, dâu... Dùng nước nguyên chất của trái câytheo sắc màu bạn muốn, pha vào nước đường trong quá trình nấu và ngâm bí.

Chỉ cần bảo quản trong lọthủy tinh là có thể sử dụng khoảng ba tháng.

Theo Nguyễn Lâm
Read More


Cách làm mứt dừa


Mứt dừa được làm từ cơm dừa (cùi dừa). Với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dễ thực hiện, mứt dừa rất được ưa thích vì có hương vị đặc sắc.

Mứt dừa được sản xuất nhiều ở Bến Tre. Cứ mỗi mùa mứt (từ đầu tháng 11 Âm lịch đến cuối tháng 12 Âm lịch hằng năm), người dân Bến Tre sản xuất được khoảng 2.000 tấn mứt dừa. Mứt dừa non hay còn gọi là mứt dừa sữa, mứt dừa dẻo được xên với ít đường, ăn vừa dẻo vừa thơm.

Dừa non thì cơm mỏng, mềm và nước ngọt, thường được dùng để giải khát. Dừa "già” có lớp vỏ ngoài cứng, màu nâu sậm, cơm dày và cứng, thường được dùng làm nước cốt dừa . Dừa "trung niên" nhìn gần giống dừa "già”, nhưng vỏ có màu sáng hơn. Loại này dùng làm mứt tết là ngon nhất.

Thông thường, nên chọn quả dừa to để có thể cắt được sợi mứt dài và đẹp.


mut tet


Thực hiện

Dừa sau khi tách bỏ lớp vỏ xơ bên ngoài, đập vỡ lớp vỏ cứng (gáo dừa) để lấy phần cơm, có thể hơ qua lửa cho cơm dừa dễ tróc ra khỏi vỏ. Lấy cơm dừa ra, gọt sạch lớp vỏ lụa màu nâu đen, rồi xắt sợi. Bề dài có thể vài centimet đến 1-2m, bề dày khoảng 1mm. Mang phần cơm dừa đã bào rửa sạch hoặc trụng sơ để tách bớt độ nhờn do dầu thoát ra khi bào (dừa già thường có nhiều dầu), sau đó để trên rổ khoảng 15 đến 30 phút cho ráo nước.

Cân dừa để xác định lượng đường cần dùng: Đường = 1/2 dừa. Ví dụ: 1kg dừa thì cần 400g - 600g đường cát trắng. Trộn đường với dừa, có thể thêm màu thực phẩm nếu thích. Nếu thích dùng màu lá dứa thì rửa sạch lá dứa tươi, giã nhuyễn, cho ít nước vào hòa tan và dùng khăn vắt lấy nước màu để trộn chung với dừa.

Chờ đến khi đường tan hết (ngâm khoảng 3-5 giờ) thì mang phần hỗn hợp này xên trên lửa nhỏ, cứ khoảng 10 phút thì đảo dừa một lần, đến lúc dừa gần khô thì trộn đều tay để đường bao đều miếng dừa, có thể cho thêm ít vani cho thơm. Khi nước đường cô lại sền sệt rồi khô thì nhấc xuống, trải rộng ra mâm, hong gió cho dừa thật nguội là có thể ăn được. Trong lúc sên, cần chú ý không để mứt bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn, trộn nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt vụn.

Với cọng mứt dừa dài, lúc mứt tết còn nóng, mềm... có thể dùng tay quấn tròn, tạo hình trang trí.

Bảo quản mứt dừa trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, có thể sử dụng trong vài tháng.

Dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng của mứt dừa thay đổi khá nhiều, phụ thuộc cùi dừa non hay già và lượng đường xên. Mứt cùi dừa già thì năng lượng khá cao, khoảng 380 - 410 Kcal/100g mứt dừa (tương đương hai chén cơm trắng). Đối với mứt dừa non, thì năng lượng thấp hơn, do cùi dừa non ít béo, ít đường hơn, khoảng 180 - 200 Kcal/100g mứt. Trong mứt dừa, nhiều nhất là chất đường và chất béo, cũng có 4-5g đạm trong 100g dừa, có chất xơ, khoảng 30 mg Canxi, nhiều Kali và một số vitamine khác.

Theo BS Đào Thị Yến Thủy
Phụ nữ
Read More


Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Tết ấm cúng với cẩm nang làm mứt Tết


Mua bánh mứt bán sẳn ở chợ là cách thật nhanh gọn nhưng bạn sẽ không có được niềm vui của việc quây quần làm mứt đón Tết trong mỗi gia đình. Mỗi loại mứt cần những cách sơ chế và đun nấu riêng. Sau đây là những điều cơ bản trong kỹ thuật làm mứt giúp bạn có những món mứt ngon và đẹp mắt trong ngày Tết.

Xác định lượng đường vừa đủ

Cân nguyên liệu làm mứt tết sau khi đã qua sơ chế để xác định lượng đường cần dùng. Thường thì số đường sẽ bằng ¾ cân nặng của nguyên liệu chính. Bạn sẽ trộn đường vào nguyên liệu, để chúng tan, và…

…Cho món mứt “ướt”

- Luôn vắt thêm chanh hoặc giấm (acid) để đường kết tinh

- Xào mứt trên nhiệt độ trung bình cho tới khi tất cả các nguyên liệu đều khô lại

mut tet

-Giảm dần nhiệt độ và tiếp tục đảo đều cho tới khi mứt “chín”

…Cho món mứt “khô”

- Luôn bảo đảm rằng thành phần chính không chứa acid.

- Xào mứt trên nhiệt độ trung bình cho tới khi mứt thật ráo

- Giảm nhiệt và xóc chảo mứt tết cho tới khi mứt ráo hoàn toàn và mỗi miếng mứt đều được phủ một lớp bụi đường mỏng.
Read More


Mứt tết - Cách làm những loại mứt đơn giản tết 2013


MỨT DỪA
Nguyên liệu:
Dừa bánh tẻ
Đường kính trắng
Vanilla

Cách làm:
Dừa gọt bỏ vỏ lụa, rửa sạch, thái sợi rồi ngâm vào nước
Trần qua nước sôi
Vớt ra, rửa sạch, để ráo
Lúc này cứ 1kg dừa thì 1kg đường
Cho dừa vào âu, rắc đều đường lên trên. Chỉ nên rắc 1/3~1/2 chỗ đường thôi. Để đó trong vòng khoảng 12h cho ngấm, rồi lại rắc đường tiếp cho tới hết
Bắc nồi lên bếp, sên tới khi đường kéo chỉ thì cho vanilla vào, đảo đều.
Tắt bếp, đảo tới khi đường khô, bám xung quanh miếng mứt là được
Để nguội, cho vào túi hoặc lọ kín.
Để được trong vòng 3~6 tháng nếu làm đúng các qui trình trên

Yêu cầu:
Miếng dừa ngọt vừa, đường phủ một lớp bột trắng ngoài miếng mứt.
Miếng mứt không bị cháy hay chuyển màu ngà vàng

Note: Nếu thích vị lá dứa, có thể cho nước cốt lá dứa vào ngâm cùng đường. Hoặc tùy thích có thể chế thành các màu khác nhau.


Ngoài ra còn có một cách nữa làm mứt dừa dẻo, nhưng mình chưa thử, bạn nào dũng cảm thử trước xem sao.

MỨT DỪA DẺO
Nguyên liệu:

-1 kg cơm dừa (chọn loại dừa rám) bào bỏ vỏ lụa, rửa sạch, ấn hình hay cắt sợi vừa ăn tùy thích. Sau đó trụng dừa rồi để ráo.

-1kg đường cát trắng.

-2 ống vani.

Thực hiện:

- Ướp đường vào dừa, để cho đường tan chảy ( khoảng 12 giờ đồng hồ), vớt dừa ra.

- Đun nóng nước đường, cho dừa vào ngâm thêm 1 ngày. Lập lại giai đoạn này 3-4 lần, cho đến khi miếng dừa no đường hoàn toàn.

- Sên dừa trên lửa nhỏ đến khi cạn nước, đường kéo chỉ, tắt lửa, cho va-ni, trộn đều tay.

- Đảo dừa liên tục đến khi mứt khô và đường bám đều miếng dừa là được.

- Khi mứt nguội hoàn toàn, cho vào hộp nhựa hay keo thủy tinh, đậy kín nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát. Bảo quản và sử dụng trong vòng 3-6 tháng.



Mứt gừng dẻo
So với mứt gừng lát, mứt gừng dẻo dễ làm hơn. Bà Phạm Ngọc Sáng (cơ sở bánh Ngọc Sáng, 199 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) hướng dẫn cách làm món mứt này.

Chuẩn bị:
Gừng non rửa sạch gọt vỏ, thái sợi cỡ cây tăm. Đừng chọn gừng già, vì độ cay quá đậm, lại có nhiều xơ, rất khó ăn.
Ngâm gừng với 50g muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng ba giờ).

Sên mứt:
1kg gừng đã phơi nắng trộn với 50g bột năng và 10g muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.
Lấy 800g đường và 100g nước cho lên bếp để hòa tan đường. Tiếp đến, cho gừng vào, trộn đều, sên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều. Khi thấy đường bám đầy trên đũa, tức là mứt đã tới.
Nhấc xuống, cho chanh vào (một trái đã vắt lấy nước cốt) pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.
Đợi mứt thật nguội mới cho vào keo thủy tinh sạch hoặc gói vào giấy kiếng.
Ngoài ra, có thể bỏ thêm đậu phộng hoặc mè đã rang (đâm nhỏ), cho vào mứt ở công đoạn mứt còn ướt, để có mùi thơm và vị béo.
Mứt gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe.
Read More


Tăng 5% giá vé tàu Tết 2013 so với năm ngoái

Chiều 7-12, ông Thái Văn Truyền, Phó trưởng ga Sài Gòn cho biết, giá vé chiều đông khách tăng tối đa 3%, riêng thời gian cao điểm tăng trung bình 5% so với Tết Nhâm Thìn 2012.


Hành khách mua vé tàu trực tiếp tại ga Sài Gòn


Do ảnh hưởng của yếu tố khách quan như giá xăng, dầu trong năm 2012 tăng bình quân 7,1% cùng với luồng khách bất bình hành (một chiều đông khách, một chiều vắng khách, hành khách chỉ tập trung đi từ Nam ra Bắc trong giai đoạn trước Tết và ngược lại trong giai đoạn ngay sau Tết) nên giá vé sẽ tăng theo mức trên. 

Xem thêm:

Tuy nhiên, trong 4 ngày nghỉ Tết không tăng giá so với cùng kỳ. Đặc biệt, ngành đường sắt giảm 10% giá vé đối với tàu cố định và giảm 50% đối với tàu tăng cường, nhằm khuyến khích hành khách đi tàu chiều vắng khách từ Hà Nội đi Sài Gòn trước Tết và chiều Sài Gòn đi Hà Hội trong giai đoạn sau Tết.

Khi hành khách có nhu cầu trả vé, đổi vé thì phải trước giờ tàu chạy ít nhất là 10 giờ và khấu trừ 30% giá vé. Việc bán vé chuyển đổi chỉ áp dụng đối với toa xe nằm mềm khoang 4 giường: một giường tầng 1 được bán 3 vé ghế ngồi, các giường tầng 2 bán bình thường (không bán vé chuyển đổi đối với toa xe nằm cứng khoang 6).

Riêng tàu SNT1,2 (Sài Gòn - Nha Trang) không bán vé chuyển đổi giường thành ghế. Hành khách mua vé ghế phụ được bố trí ngồi bằng ghế nhựa. Riêng các xe đã chuyển chuyển đổi giường thành ghế thì không bán vé ghế phụ.

Đường sắt Việt Nam còn tổ chức chạy thường xuyên 5 đôi tàu khách thống nhất và 8 đôi tàu đôi tàu khách thống nhất chạy tăng cường. Công ty VTHKĐS Sài Gòn tổ chức chạy thường xuyên 5 đôi tàu khách địa phương từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Trung và một số đoàn tàu tăng cường khác khi luồng hành khách tăng.

Trong thời gian cao điểm, tàu số chẵn xuất phát Sài Gòn từ 0h ngày 1-2-2013 đến hết 24h ngày 8-2-2013 (tức từ 0h ngày 21 tháng Chạp đến hết 24h ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Thìn). Tàu số lẻ xuất phát Hà Nội từ 0h ngày 13-2-2013 đến hết 24h ngày 21-2-2013 (tức từ 0h00 ngày 04 tháng Giêng đến hết 24h00 ngày 12 tháng Giêng năm Quý Tỵ).

Ông Truyền lưu ý, hành khách đi tàu phải mang theo giấy tờ tùy thân (khi mua vé) và vé của hành khách chỉ có giá trị đi tàu khi các thông tin cá nhân phù hợp với thông tin ghi trên vé.
Read More


Vé tàu Tết Quý Tỵ 2013: Mua “chợ đen” dễ gặp vé giả


Từ ngày 1.12, ga Sài Gòn bắt đầu bán vé tàu Tết Quý Tỵ 2013 cho tập thể đã đăng ký trước, và từ 10.12.2012 bán vé tàu rộng rãi cho người dân bằng hình thức đặt chỗ trên website: www.vetau.com.vn.


Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng ga Sài Gòn – cảnh báo:

- Nắm bắt tâm lý người dân cần mua vé tàu về quê ăn tết nên những đối tượng “cò” chủ yếu lôi kéo, khuyến dụ khách đặt cọc tiền trước, còn chuyện họ có vé tết như yêu cầu của khách không (như đúng tên, CMND, ngày đi tàu..) lại là chuyện khác.

Xem thêm:


Từng chứng kiến không ít khách “dở khóc dở cười” nên chúng tôi khuyến cáo người dân không tin theo lời của “cò” hay mua vé ngoài “chợ đen”, coi chừng “tiền mất tật mang”, đặc biệt rất dễ gặp phải vé tàu giả, vé tẩy xóa.

Thực tế, các dịp tết trước, ga Sài Gòn cùng với Công an P.9, Q.3 đã phát hiện một số đối tượng làm giả vé tàu tết để bán cho hành khách, với giá trị lên đến gần cả trăm triệu đồng.

Họ làm giả vé tàu tết rất tinh vi, nếu không phải người trong ngành thì khó mà phân biệt.

<?> Làm thế nào để vé tàu tết không lọt vào tay các “cò” vé xuất hiện ở ngoài “chợ đen”?

- Để những hành khách có nhu cầu đi tàu mua được vé từ nhà ga, năm nay chúng tôi mở rộng phạm vi các ga đến bắt buộc in tên, số CMND hành khách đi tàu trên vé. Cụ thể: Khách đi tàu trong thời gian những ngày cao điểm trước tết (21-28.12 âm lịch) đối với tàu số chẵn (chiều Sài Gòn – Hà Nội), có ga đến từ Nha Trang trở ra Hà Nội đều phải xuất trình CMND hoặc giấy tờ tùy thân khác. Những trường hợp người đi tàu không trùng khớp với tên, CMND in trên vé sẽ không được lên tàu.

Thật ra, chúng tôi không muốn làm phiền hà hành khách, tuy nhiên nếu không siết chặt thì xảy ra tình trạng “cò” dễ dàng mua vé để đầu cơ rồi bán lại cho hành khách với giá rất cao. Chẳng hạn như dịp tết năm trước, chúng tôi chỉ áp dụng in tên, số CMND đối với khách đi tàu có ga đến từ Vinh trở ra Hà Nội; còn các ga đến từ Nha Trang trở ra Huế không áp dụng nên một số đối tượng dễ dàng mua vé để đầu cơ, sau đó bán lại cho khách thu chênh lệch hàng trăm nghìn đồng mỗi vé.

<?> Có hay không tình trạng một số đơn vị mua vé tập thể sau đó đem ra ngoài bán lại, thưa ông?

- Đối với vé bán cho tập thể, chúng tôi cũng áp dụng nghiêm việc in tên, số CMND người đi tàu. Mặt khác, nhà ga cũng chỉ ưu tiên bán vé cho những đơn vị đi tập thể (có ít nhất 20 người đi cùng chuyến tàu, có cùng ga đi, ga đến), và hạn chế bán vé cho những đơn vị mua vé cho nhiều người đi rải rác các ga, đi vào các ngày khác nhau

Cũng xin nói thêm là đối với những đơn vị mua vé đi tập thể, ngoài 1 vé của trưởng đoàn có ghi tổng số tiền chung thì các vé còn lại của các thành viên không in giá vé, điều này cũng nhằm hạn chế tình trạng đem ra ngoài bán lại.

<?> Việc đặt chỗ trên mạng vetau.com.vn từ ngày 10.12, thanh toán tiền ra sao?

- Hành khách đặt chỗ trên mạng website www.vetau.com.vn thành công, chọn thanh toán tiền tại ga hoặc Ngân hàng Vietinbank, ATM, rồi đến ngân hàng gần nhất thanh toán tiền vé là xong. Trước 2 giờ tàu chạy đến ga lấy vé đi tàu hoặc sau 15 ngày thanh toán tiền vé thì đến ga lấy vé.

<?> Thưa ông, việc kiểm tra tên, CMND khi khách đi tàu được thực hiện như thế nào?

- Xin lưu ý, hành khách đi tàu phải mang theo giấy tờ tùy thân và vé của hành khách chỉ có giá trị đi tàu khi các thông tin cá nhân phù hợp với thông tin in trên vé. Vào những ngày cao điểm, ga Sài Gòn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, soát vé khách đi tàu. Những hành khách có tên, CMND không phù hợp với thông tin cá nhân in trên vé, nhà ga không cho vào ga để lên tàu. Vì vậy, khi mua vé hành khách cần kiểm tra lại ngaay thông tin cá nhân in trên vé, nếu phát hiện thông tin chưa trùng khớp thì phải báo nhân viên liền để điều chỉnh kịp thời.

<?> Vậy với những trường hợp đã mua vé, nhưng sau đó muốn chuyển lại cho người khác thì có được không?

- Khi hành khách có nhu cầu trả vé, đổi vé thì phải trước giờ tàu chạy ít nhất 10 giờ và chịu mất 30% giá in trên vé. Việc áp dụng mức khấu trừ cao này cũng không nằm ngoài mục đích hạn chế tình trạng một số đối tượng đầu cơ vé. Riêng đối với những cá nhân, tập thể đã mua vé nhưng sau đó không đi nữa và thật sự có nhu cầu muốn chuyển lại cho người thân trong gia đình hoặc người trong cơ quan, đơn vị (đối với vé mua tập thể) thì trưởng ga sẽ trực tiếp xem xét giải quyết. Tuy nhiên, hành khách phải kèm theo giấy tờ chứng minh là người thân trong gia đình (hộ khẩu, giấy khai sinh…) hoặc giấy xác nhận của đơn vị.

- Xin cảm ơn ông!




Read More


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Làm mứt gừng chuẩn bị đón Tết

Sắp đến Tết Nguyên Đán, mình xin giới thiệu tới các độc giả của Eva một món mứt không những đơn giản, dễ làm mà lại rất ngon, vị ấm nồng, cay cay nơi đầu lưỡi của mứt gừng chắc hẳn sẽ khiến các bạn và gia đình cảm thấy mọi giá lạnh dường như đều tan biến.


Bếp Eva liên tục cập nhật những công thức, video chế biến món ăn mới, hấp dẫn, dễ làm và cả những mẹo hay nhà bếp.


Món mứt gừng này ăn vừa thơm lại có vị cay cay ấm nồng trong tiết trời Tết.

Nguyên liệu:

- Gừng non: 100gr

- Đường: 60gr

- Chanh: 1/4 quả

- Muối: 1/2 thìa cà phê

Cách làm


Gừng chọn củ nhánh to, còn non để khi làm mứt sẽ không bị xơ già. Rửa cho hết bùn đất rồi cạo vỏ, rửa lại với nước cho sạch


Dùng dao hoặc dụng cụ nạo thái gừng thành những lát mỏng, to bản rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 2 tiếng.


Vớt gừng ra, xả lại với nước lạnh rồi đun sôi nước, cho gừng vào luộc cùng nước cốt chanh để gừng được trắng.


Gừng sôi thì lại đổ ra xả nước lạnh rồi lặp lại quy trình trên, số lần luộc gừng tùy thuộc vào sở thích ăn gừng cay và thơm thế nào, trung bình luộc khoảng 2 lần là được, vớt gừng ra để ráo nước.


Trộn gừng với đường theo tỉ lệ 1 gừng : 0,6 đường, ngâm cho đến khi đường tan hết.


Đổ gừng vào chảo, dàn đều và sên với mức lửa nhỏ nhất. Khi đường sôi thì cầm cán chảo lắc nhẹ để đường không bị cháy.


Cứ thế sên, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ đến khi đường cạn, miếng gừng bắt đầu khô thì nhấc chảo ra khỏi bếp, đảo liên tục nhờ vào nhiệt ở chảo vẫn còn nóng đến khi các miếng gừng khô hẳn.



Khi mứt nguội, đường cứng lại, bám thành một lớp vỏ màu trắng bám đều lên những miếng gừng. Lúc này ta có thể cất vào lọ kín để ăn dần.


Chúc các bạn thành công và có những giây phút hạnh phúc bên gia đình khi cùng nhau thưởng thức món mứt gừng do chính tay bạn làm nhé!

Hà Ly (Eva.vn)
Read More


Mứt Tết mẹ làm ngày tết

Những ngày cuối năm giữa Sài Gòn nhộn nhịp, tôi nhớ da diết cái không khí Tết bình yên nơi quê nhà. Mẹ gọi điện bảo: “Khi nào về quê hở con? Bận thế nào cũng phải về, mẹ đang chuẩn bị làm mứt Tết”. Nghe đến chuyện làm mứt Tết tôi đã thấy nao nao trong lòng.

Mẹ tôi khéo tay lắm. Dù bận trăm công nghìn việc, mẹ vẫn luôn thể hiện được vai trò bếp trưởng xuất sắc trong gia đình. Tôi nhớ, những ngày giáp Tết, mẹ làm rất nhiều loại mứt. Nhìn bàn tay mẹ làm thoăn thoắt, tôi và mấy đứa em cứ xuýt xoa. Nguyên liệu làm mứt là những lát gừng, những củ cà rốt, khoai lang, bí đao. Tất cả được cắt tỉa thật đẹp để chuẩn bị cho ra lò những món mứt tết đặc biệt. Ban ngày mẹ không rảnh rỗi nhiều nên đến tối mẹ mới nhen bếp lửa và… trổ tài. Khỏi phải nói, “khán giả” của mẹ nhiều đến thế nào: bốn cặp mắt mở to hết cỡ, bốn cái miệng liến thoắng hỏi, tám bàn tay cứ thi thoảng nhón nguyên liệu nhai nhóp nhép.


Mẹ bắc cái chảo to tướng lên bếp, đun nóng chảo một lúc rồi đổ đường vào. Tay mẹ cầm đôi đũa thật to đảo đều chảo đường, sau đó cho gừng hoặc cà rốt, bí đao… vào. Mẹ thường làm mứt cà rốt trước. Nhìn những miếng cà rốt tẩm đường xoay tròn trong chảo thật hấp dẫn. Đợi đến khi đường chảy hết thành nước và dính sát vào cà rốt thì mẹ xoay đũa nhanh hơn. “Sắp được rồi!”, nghe mẹ nói, mắt chúng tôi sáng rực lên. Chúng tôi thèm được thử những lát mứt đầu tiên ấy lắm nhưng vẫn phải đợi đến khi mứt nguội và rắn lại.

Bếp lửa của mẹ xua tan không khí lạnh lẽo của những ngày rét cuối năm. Trong ánh lửa, tôi nhìn thấy sự háo hức trong đôi mắt long lanh của em tôi, nhìn thấy mồ hôi mẹ rơi nhưng khuôn mặt mẹ vẫn tươi cười. “Tiếc gì mấy đồng tiền mà không mua mứt tết cho khỏe, hì hục làm cho nhọc thân”, mấy bà hàng xóm thường bảo vậy. Mẹ tôi thì khác. Cái mà chúng tôi cần là không khí Tết, là hạnh phúc gia đình, là những kỷ niệm ấm áp ngọt ngào đong đầy trong trí nhớ. Mẹ tôi tự tay làm mứt cũng là vì vậy.
Read More


Hàng tết đầy chợ, người mua chưa đông


Đang trong những ngày cao điểm bán hàng tết. Lượng khách đến mua hàng đã tăng 20 – 30% so với tuần trước nhưng nhiều tiểu thương ở TP.HCM cho biết chưa vui, vì sức mua vẫn đang thấp hơn 10 – 20% so với thời điểm này năm ngoái.
Read More


Hàng chục tấn mứt tết bẩn ra thị trường dịp tết đến

Gần Tết llà thời điểm cho các loại bánh, kẹo, mứt kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ được dịp tung ra để bán cho những người tiêu dùng ít tiền.

Read More