Pages

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Mứt tết - An tâm đón Tết


Nhiều doanh nghiệp chủ động phối hợp với Công đoàn cơ sở điều chỉnh lương tối thiểu, công bố sớm mức thưởng Tết, kế hoạch chăm lo Tết..., giúp công nhân an tâm làm việc


Mức lương tối thiểu (LTT) sau khi điều chỉnh là 2.515.000 đồng; khoảng cách giữa các bậc lương là 10%; duy trì các khoản phụ cấp chuyên cần, năng suất... Những nội dung trên được thống nhất thông qua tại cuộc họp giữa ban giám đốc và Công đoàn (CĐ) Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân (quận Bình Tân - TPHCM) mới đây khiến tinh thần làm việc của hơn 2.200 công nhân (CN) hết sức phấn chấn.





Công nhân Công ty TNHH Shing Viet (quận Thủ Đức) an tâm đón Tết khi chính sách lương, thưởng ổn định


Lương, thưởng rõ ràng

Không đợi đến khi Chính phủ điều chỉnh LTT, một tháng trước đó, Ban Chấp hành CĐ Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân đã chủ động khảo sát tình hình thu nhập của CN để có cơ sở đề xuất ban giám đốc điều chỉnh chính sách tiền lương phù hợp. “Giá cả tăng khiến CN hết sức chật vật. Do vậy, để CN có thể ổn định cuộc sống, việc tham mưu cho ban giám đốc xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý là ưu tiên hàng đầu của CĐ cơ sở” - ông Trần Văn Mười Hai, phó chủ tịch CĐ công ty, nói.
Từ chủ trương ấy, CĐ cơ sở đã đề nghị các tổ CĐ thăm dò ý kiến CN trước khi thương lượng, đàm phán với ban giám đốc. Sự chủ động này đã giúp việc đàm phán diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, tập thể CN càng vui hơn khi ngoài tiền thưởng Tết (bình quân 1 tháng lương) còn được khen thưởng A, B, C (thấp nhất 12 ngày lương, cao nhất 1 tháng lương).
Những CN khó khăn thì được lo xe đưa về quê ăn Tết. “Ngoài Công ty Duy Tân, đến thời điểm này, đã có hơn 50 doanh nghiệp (DN) sử dụng đông CN trên địa bàn quận đã công bố điều chỉnh LTT với mức thấp nhất 2,4 triệu đồng. Một số DN còn chủ động phối hợp với CĐ lên kế hoạch tặng quà, lo xe cho CN về quê ăn Tết” - ông Nguyễn Văn Dễ, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, cho biết.
Thông tin điều chỉnh LTT, thưởng Tết cũng được ban giám đốc và CĐ cơ sở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục Minh Đức (quận Thủ Đức - TPHCM) công bố khiến gần 250 CN rất phấn khởi.
“Khoảng cách bậc thợ cao hơn luật 5%; các khoản phụ cấp, tiền thưởng Tết cao hơn năm ngoái nên CN an tâm làm việc đến ngày cuối cùng” - CN Trần Minh Tiến hồ hởi khoe. Gần 1.200 CN Công ty TNHH Shing Viet cũng có niềm vui tương tự khi mức LTT được điều chỉnh thỏa đáng. Nữ CN Nguyễn Thanh Trang vui vẻ: “DN và CĐ cơ sở thông tin sớm việc điều chỉnh LTT, thưởng Tết đã tạo động lực làm việc cho CN trong những ngày cuối năm”.



Công ty Việt Nam Samho chăm lo khá tốt các chế độ vào dịp Tết cho công nhân. Ảnh: VĨNH TÙNG

Chăm lo chu đáo

Theo báo cáo mới nhất của LĐLĐ 24 quận, huyện đến giữa tháng 12-2012, đã có 1.144 DN phối hợp với CĐ cơ sở triển khai kế hoạch chăm lo Tết cho CN. “Năm nay, khá nhiều DN chủ động đề nghị CĐ cơ sở lên kế hoạch chăm lo Tết cho CN rất sớm. Thiện chí ấy của DN sẽ giúp CN an tâm làm việc” - bà Nguyễn Thị Ánh Thu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi - TPHCM, nhận xét.

Từ “đơn đặt hàng” của ban giám đốc, kế hoạch chăm lo Tết cho CN đã được CĐ Công ty Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc, huyện Củ Chi) hoàn tất vào cuối tuần qua. Không chỉ được hưởng mức thưởng Tết ổn định (bình quân 1 tháng lương), gần 2.000 CN được công ty hỗ trợ tiền xe về quê ăn Tết. CĐ cơ sở còn tổ chức họp mặt CN ăn Tết xa quê với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.

Những ngày này, gần 2.200 CN Công ty Triple Việt Nam (huyện Củ Chi) cũng háo hức không kém khi CĐ thông tin kế hoạch chăm lo Tết. “Năm nay, tình hình việc làm và thu nhập ổn định nên CN không lo lắng nhiều. Ngoài duy trì mức thưởng Tết khá, công ty còn tổ chức họp mặt tất niên” - CN Đỗ Thị Hoa phấn khởi nói.
Read More


Tết nhà nội hay nhà ngoại?


Cả năm chỉ mong đến Tết để được nghỉ ngơi thoải mái. Thế nhưng năm nào cũng vậy, những ngày này nhà mình lại lục đục chuyện về quê ăn Tết. Chỉ vì chuyện này mà mình đã trải qua nhiều cái Tết không vui.
Em may mắn có chồng ở thành phố, nhà riêng của mình gần nhà bố mẹ ruột, em có cơ hội qua lại thăm nom thường xuyên nên ông bà ngoại không thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu. Trái lại, nhà anh cách thành phố gần 300km nên chuyện thăm viếng chỉ có thể thực hiện vào thời điểm Tết, khi vợ chồng mình không vướng bận công việc, con cái cũng không kẹt chuyện học hành. Vậy mà mỗi khi gợi ý với em về quê anh ăn Tết, em cứ gạt ra. Dường như để bù lại, năm nào em cũng gửi về quê đủ thứ quà cáp và tiền lì xì kha khá để ba mẹ tiêu Tết (có lẽ với em như thế là đã xong nhiệm vụ). Ba mẹ cao tuổi, đâu thiết gì chuyện quà cáp, chỉ mong con cháu về thăm.


Ba mẹ anh chỉ có hai người con, chị anh lấy chồng ở xa nên ít khi về thăm nhà. Vì vậy, ông bà lúc nào cũng mong con cháu về chơi. Biết em là dân thành thị không quen vất vả nên những khi vợ chồng mình về, mẹ thường giành hết việc nhà để em không phải động tay động chân. Vậy mà lần nào cũng vậy, về đến nhà chưa nóng chỗ, em đã giục anh trở lại thành phố. Nào phải em bận rộn gì cho cam. Chẳng qua em lỡ hẹn ghé chúc Tết nhà cô bạn này, hẹn người bạn khác ghé nhà mình chơi hoặc hẹn bạn bè đi chơi đâu đó.

Em có biết bố mẹ anh phải thường xuyên tìm lý do giải thích với hàng xóm khi cả năm trời họ chỉ thoáng thấy mặt con dâu đôi lần? Em có biết bố mẹ buồn thế nào, dù họ cũng hiểu là em rất bận rộn chuyện nhà cửa, con cái rồi công việc? Em có thấy các con mình thích thú biết bao khi được về quê nội chơi thay vì phải lẽo đẽo theo mẹ đến nhà bạn em để “nhậu nhẹt”?Không phải anh hẹp hòi, tính toán thiệt hơn (dù em luôn tỏ ra coi trọng những mối quan hệ khác hơn gia đình chồng), nhưng nếu em khéo cư xử thì chồng em đâu phải nghĩ ngợi thế này? Còn nhớ thuở yêu nhau, em hay giục anh về thăm gia đình mỗi cuối tuần. Chính điều này đã khiến em “ghi điểm đậm” trong mắt bố mẹ. Vậy mà khi cưới nhau, thói quen đáng yêu đó biến mất bởi những lý do như bận rộn, sức khỏe… và cả những lý do không đáng gọi là lý do! Em có nghĩ đến chuyện sau này con cháu mình cũng lười về thăm? Em có buồn nếu em trở thành một bà mẹ vò võ mong con cháu về thăm trong những ngày lễ, tết? Hãy nghĩ lại em nhé, vì những gì mình làm bây giờ sẽ là tấm gương cho con cháu mình sau này.

Hy vọng năm nay nhà mình có một cái Tết thật vui vẻ, trọn vẹn. Anh biết em thương chồng nên việc làm vui lòng những người thân yêu nhất của chồng chắc cũng không khó lắm, phải không em?

Read More


Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Vài món canh đơn giản chống ngán ngày Tết


Canh tôm Yum Goong

Tôm Yum Goong là món ăn nổi tiếng của Thái Lan. Vị chua cay của món này sẽ làm hạ cơn ngán thịt mỡ.

Nguyên liệu:

• 300g tôm sú tươi, luộc chín, lột vỏ
• 150g mực tươi, luộc chín, thái thành từng miếng vừa ăn
• 50g lá chanh, 3 quả ớt sừng
• 100g nấm kim châm
• 100g nấm rơm




Canh tôm ngon lạ

• 1 lít nước
• 50g rau mùi
• 50g sả
• 1/2 muỗng canh nước mắm ngon
• 1/2 củ riềng và 1/2 gói sốt lẩu Thái

Thực hiện:

• Đun 1 lít nước sôi, đập dập sả cho vào. Khoảng 5 phút sau cho riềng, cho lá chanh, nước mắm và sốt lẩu Thái vào.
• Đợi 15 phút sau vớt xác sả, riềng và lá chanh ra. Cho tôm và mực vào. Sau đó cho nấm kim châm và nấm rơm, ớt sừng cắt dọc đôi vào. Đợi nước sôi lên một lượt nữa rồi nhấc xuống.

• Tôm Yum Goong dùng nóng, cho rau mùi thái sợi vào, có thể ăn với bún tươi, mì.

Cách nấu canh chua cá lóc ngon

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

Nguyên liệu:

Một con cá lóc khoảng 500g, 1 cây bạc hà, 5 quả đậu bắp, ¼ trái thơm, 2 quả cà chua, 50g giá sống, 1 vắt me chua, rau ngò om, ngò gai. Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tỏi phi thơm.

Cách làm:

Đậu bắp cắt khúc, thơm cắt mỏng, cà chua cắt theo kiểu múi cam, bạc hà tước vỏ, cắt khúc xéo. Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to. Nấu một nồi nước sôi, cho chút muối vào nồi, thả cá vào nấu khoảng 5 phút, cá chín tới, vớt ra. Sau đó thả me vào rồi vớt ra dằm chắc lấy nước đổ lại vào nồi nấu sôi, nêm các loại gia vị cho có vị ngọt, chua, mặn vừa khẩu vị. Tiếp đến cho đậu bắp, cà chua, thơm, bạc hà, giá vào nấu sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn. Bỏ cá trở lại nồi cho nóng. Múc canh chua, cá lóc ra tô, rắc ngò gai, ngò om, ớt và chút tỏi phi cho thơm.

Cách dùng:

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

Canh dưa chua


Canh dưa chua ngon

1. Nguyên liệu:

- Dưa chua (bạn có thể tham khảo bài cách muối dưa chua): thường để nấu canh người ta hay nấu phần lá cho mềm còn phần cọng để ăn không sẽ giòn và ngon hơn.
- Khoảng 200gr sườn: có thể chọn nhiều thịt hay nhiều xương là tùy sở thích của bạn
- 2 quả cà chua
- 1 ít hành lá
- 1 ít lạc

2. Cách làm:

Đầu tiên là ninh xương trước khoảng 15-20 phútđể lấy bát nước soup nấu canh nè. Lưu ý là vì là tớ ninh sườn nên tớ k cần luộc qua nước sôi để gạn bỏ hết những chất bẩn như với xương cục. Chỉ cần lúc gần sôi, để lửa vừa phải, vớt hết bọt bẩn để làm cho nước soup của mình thật trong là được.
TT (Tổng hợp)
Read More


14 món ngon trong bữa cơm Tết


Những món này được quan tâm nhiều trong những ngày tết, bởi lẽ tết nhất bà nội trợ càng phải trổ tài nhiều hơn để bữa cơm trong những ngày đặc biệt này ngon hơn ngày thường.

Các chuyên gia ẩm thực sẽ hướng dẫn cách chế biến một số món giúp bà nội trợ trổ tài đảm đang trong những ngày xuân.


Bò nướng kiệu (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Thịt bò: 200 gr, củ kiệu: 100 gr, gừng ngâm chua: 50 gr, đầu hành: 50 gr, 1/2 trái ớt sừng, một muỗng súp tương ớt, một muỗng súp dầu ăn, một muỗng súp nước tương, một muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng càphê tiêu.

Thực hiện: Thịt bò cắt cở 3 ngón tay. Ớt, gừng cắt chỉ. Ướp thịt bò cùng tương ớt, nước tương, dầu ăn, muối, tiêu. Cho củ kiệu, gừng, ớt vào giữa cuộn lại đem nướng. Chấm thịt bò nướng kiệu bằng tương ớt hoặc tương xí muội.

Chú ý: Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có sẳn củ kiệu. Mua thêm thêm một ít thịt bò, cắt thành từng phần khoảng 100g trữ trong ngăn đông. Khi cần lấy hẳn một phần ra cắt mỏng cuốn với củ kiệu và gia vị làm món ăn vừa ngon vừa nhanh gọn.

Gỏi bưởi (4 phần ăn)

Chuẩn bị: 1 trái bưởi long, tôm sú - 200 gr, tôm khô - 50 gr, một ít rau răm, 1 trái ớt sừng, 3 trái ớt hiểm, nước mắm ngon - 1 muỗng súp, đường - 2 muỗng súp, tiêu- 1/2 muỗng càphê.

Thực hiện: Bưởi long cắt mặt, lấy phần ruột để nguyên vỏ làm đồ đựng gỏi. Tách múi bưởi tơi ra. Tôm sú luộc, lột vỏ. Tôm khô ngâm nước nóng khoảng 15 phút, vớt để ráo, giã nhỏ, cháy trên chảo cho vàng. Rau răm cắt nhỏ, ớt sừng cắt sợi. Trộn bưởi và các nguyên liệu trên cho đều. Đánh nước mắm và đường cho tan đều, cho tiêu vào. Rưới nước mắm đường, tiêu vào gỏi. Cho gỏi vào vỏ bưởi đã chuẩn bị sẳn, trang trí ít là rau răm và ớt hiểm trên mặt.

Chú ý: Bưởi là trái cây luôn có mặt trong dịp lễ, Tết ở mọi gia đình. Chọn trái bưởi ngon làm gỏi nhằm tạo sự phong phú thêm cho thực đơn ngày Tết . Vừa ít tốn công vừa thay đổi khầu vị vốn đã có nhiều món ăn thừa thịt, mỡ gây ngán ngậy ba ngày tết.

Thịt heo thưng (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Thịt đùi hoặc ba chỉ: 250 gr, 1 muỗng càphê tỏi băm, 1/2 muỗng càphê ngũ vị hương, muối: 1/2 muỗng càphê, đường: 1 muỗng súp, nước tương: 1 muỗng súp

Thực hiện: Thịt rửa sạch để nguyên khối ướp với các gia vị để cho thấm 1-2 giờ. Cho 2 muỗng xúp dầu vàp chảo phi với chút tỏi. Cho thịt heo vào chiên đến lúc vàng đều 2 mặt. Sau đó cho nước vào ngập thịt nấu với ngọn lửa nhỏ cho đến khi mềm thịt, nước cạn còn khoảng 1/3 là được. Thịt heo thưng cắt mỏng cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm pha chua ngọt.

Chú ý: Thịt thưng là món ăn truyền thống của người miền Trung trong những ngày Tết. Sau khi nấu chín thịt nên lưu trữ thịt sao cho nước thịt ngập đều miếng thịt. Nếu nước thịt ít, nên trở thịt thường xuyên Như vậy thịt sẽ luôn mềm mại, không bị khô ở phần không được ngâm trong nước.

Chân giò ninh măng: (6 phần ăn)

Chuẩn bị: Chân giò heo: 1 cái (1kg), măng tre tươi: 100 gr, 3 tép hành lá , muối: 1 muỗng càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, nước mắm: 2 muỗng càphê

Thực hiện: Giò heo cạo sạch, chặt miếng vừa ăn. Măng khô ngâm nước cho nở, sau đó luộc nước sôi 15 phút, rửa sạch, để ráo. Nấu 1,5 lít nước sôi cho giò vào ninh, vớt bọt, giò bắt đầu mềm cho măng vào nấu chung. Nêm gia vị vừa ăn. Múc ra tô trang trí hành lá, rắc tiêu lên mặt.

Chú ý: Măng khô để lâu ngày khi ăn phải ngâm. Để tiện torng những ngày tết nên ngâm sẳn một số măng khô. Ngâm mămg cho nở rồi cho vào nồi nước luộc sối khoảng 30 phút. Hạ lửa nhỏ nấu tiếp 15 phút. Vớt ra ngâm vào nước nguội. Cắt bỏ chổ già, xơ, rửa lại thất sạch. Sau cùng ngâm măng vào nước chín, cất vào tủ mát để ăn dần. Mỗi ngày phải thay nước một lần như vậy sẽ bảo quản măng được lâu.

Gỏi cuốn (8 cuốn - 4 phần ăn)

Chuẩn bị: Tôm sú: 8 con, thịt bắp đùi heo: 100 gr, hẹ: 8 cọng, một ít rau thơm và cải sà lách, bún: 150 gr, bánh tráng: 10 cái, tương hột: 100 gr, cháo nếp: ½ chén, tỏi băm: 1 muỗng, ớt băm: 1 muỗng, đường: 2 muỗng, đồ chua: ½ chén, đậu phộng rang giã nhỏ: ½ chén.

Thực hiện: Tôm luộc lột vỏ, chẻ đôi. Thịt luộc thái mỏng. Trải bánh tráng, lót cải sà lách, rau thơm, cho bún và thịt luộc lên, xếp cọng hẹ đuôi dài ra ngoài cuốn gỏi, cuốn lại. Xếp tôm vào lớp bánh tráng gần cuối để ửng con tôm ra ngoài.

Tương chấm gỏi cuốn: tương hột băm nhuyễn, xào với tỏi, nấu với cháo nếp, nêm lại cho vừa ăn. Múc tương ra chén cho đố chua, ớt băm và đậu phộng rang lên mặt.

Chú ý: Chỉ nên cuốn đủ số gỏi cuốn dự kiến cho bửa ăn và sau khi cuốn nên ăn ngay, nếu để lâu sẽ những cuốn gỏi cuốn bị khô mất ngon. Gỏi cuốn bị khô là do lớp bánh tráng cuốn gỏi bị mất nước trở nên khô làm cuốn gỏi dai xảm khó ăn. Để giữ những cuốn gỏi lâu khô có thể dùng lá chuối bọc cuốn gỏi lại hoặc lót lá chuối bên dưới rồi dùng lớp màng film bọc lại các cuốn gỏi sẽ giữ nước lâu khô.

Thịt luộc mắm tép (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Mắm tép: 200 gr, thịt đùi heo: 500 gr, chuối chát và khế: 1 trái, rau sống và cải xà lách, bún, bánh tráng, nước mắm pha chua ngọt

Thực hiện: Thịt đùi heo chọn có cả lớp da và mỡ. Để nguyên khối rửa sạch, cho vào nồi luộc, xăm vào thịt thấy đủa khô là thịt đã chín. Vớt thịt cho vào tô nước lạnh sạch ngâm để thịt không bị khô. Bày rau sống, cải xà lách; khế, chuối chát gọt vỏ, thái mỏng ra dĩa. Thịt đùi cắt dày 2mm bày ra dĩa cùng mắm tép. Dùng bánh tráng cuốn bún, thịt, mắm tép và rau, ăn với nước mắm pha cua ngọt.

Chú ý: Luộc từ nước lạnh là làm nóng dần nước lên 100 độ C giúp thực phẩm sau khi luộc chín đạt được yêu cầu nhất định về trạng thái như mềm, giòn…, về màu sắc như trắng, hồng, giữ được mùi vị thơm ngon. Tùy độ dày, lớn của thực phẩm canh thời gian luộc cho chín hoàn toàn từ ngoài vào trong.

Với cách luộc từ nước lạnh lên thịt heo, thịt bò, thịt gà, vịt dễ trắng mọng. Sau khi luộc chín nên vớt thực phẩm ra và ngâm ngay vào nước chín để nguội. Như vậy thực phẩm không bị khô xảm, thâm, rách da. Ngoài ra nước luộc còn được dùng để làm nước dùng hoặc nấu canh không lãng phí chất dinh dưỡng.

Chè khoai tía (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Khoai tía (khoai mỡ): 250 gr, khoai môn cao: 50 gr, nước cốt dừa: 1 chén, đường: 100 gr.

Thực hiện: Khoai tía, khoai môm cao hấp chín, tán nhuyễn. Sau đó sên khoai đã trộn đều với nước cốt dừa và đường cho đến khi sánh dẻo lại là được. Múc chè ra chén trang trí thêm cho đẹp mắt.

Chú ý: Để chè khoai tía béo và thơm hơn, thông thường khi nấu người ta chỉ dùng một loại khoai mỡ tím than. Nếu pha thêm khoai môn cao sẽ tốn công. Tuy nhiên khoai môn cao sẽ giúp cho chè trở nên béo và thơm hơn nhiều.

Gỏi xoài mực (2 phần ăn)

Chuẩn bị: Mực ống: 1 con 200 gr, xoài xanh: 1 trái, xoài vừa chín: 1/2 trái, ớt sừng: 1 trái, một ít rau thơm, nước mắm: 1 muỗng súp, đường: 1 muỗng súp, nước chanh: 1 muỗng càphê, tỏi băm: 1/2 muỗng càphê, ớt băm: 1/2 muỗng càphê.

Thực hiện: Mực rửa sạch, lột bỏ lớp màng đỏ, hấp chín, cắt sợi. Xoài cắt sợi bằng với mực. Ớt sừng cắt sợi. Rau thơm cắt nhỏ. Trộn mực, xoài, rau thơm đều nhau. Pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt thành nước xốt rưới lên hổn hợp đã trộn. Trang trí chút ray thơm lên mặt. Gỏi mực trộn xoài ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.

Chú ý: Xoài xanh là trái cây được ưa chuộng để trộn gỏi. Tuy nhiên nhiều người không chịu được vị chua. Để gỏi bớt chua và tăng thêm hương vị có thể trộm một ít xoài vừa chín ( chín hườm ). Gỏi sẽ có vị chua ngọt và màu sắc cũng trở nên hấp dẫn hơn

Chè sen long nhãn (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Nhãn xuồng: 25 trái, hạt sen tươi già: 25 hạt, lá dứa: 5 lá, đường phèn: 100 gr, muối: ½ muỗng cà phê.

Thực hiện: Hạt sen tươi (có thể dùng hạt sen khô ) lột vỏ, bỏ tim, nấu với muối cho mềm. Nhãn lột vỏ, dùng dao cắt cơm nhãn phía gần cuống, tách lấy hạt. Cho vào mỗi trái nhãn một hạt sen. Đường phèn nấu với 400 ml nước và lá dứa, canh hớt bọt kỷ. Cho nhãn vào nước đường nấu thêm 5 phút cho nhãn và hạt sen thấm đường. Múc chè ra ly, trang trí, chen sen long nhãn có thể ăn nóng hoặc lạnh.

Chú ý: Chè sen long nhãn là món ăn thanh tao thích hợp vào dịp lễ tết, mùa nhãn có rộ. Đôi khi vào những lúc không có nhãn tươi vẫn có thể dùng nhãn đóng hộp để nấu chè sen long nhãn. Cách nấu cũng như trên, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp thay thế, còn hương vị của chè nấu bằng nhãn tươi vẫn thanh hơn nhãn hộp.

Canh khổ qua dồn cá thát lát (4 phần ăn)

Chuẩn bị: Cá thát lát: 200g, khổ qua: 4 trái, hành lá: 3 cọng, muối: 1/2 muỗng càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, bột nêm: 1/2 muỗng cà phê, dầu ăn: 1 muỗng càphê.

Thực hiện: Cá thát lát quết đều với muối, tiêu, hành lá cắt nhỏ, bột nêm, dầu ăn. Khổ qua rửa sạch, rạch dài theo thân, tách bỏ hạt. Cho cá đã quết vào làm nhân, dùng cọng hành nhún qua nước sôi làm dây buột quanh khổ qua. Nước nấu sôi, cho khổ qua vào nấu, sau khi sôi vài dạo, hạ lửa, hớt bọt. Khổ qua chín, nêm lại nước canh cho vừa ăn.

Chú ý: Khổ qua là móm ăn nên thuốc nhưng khi nấu hay bị mất màu xanh và còn đắng nhiều nên hơi khó ăn với một số người. Để bớt vị đắng và vẫn giữ được màu tươi đẹp nên thực hiện như sau.

Khổ qua sau khi mổ bỏ ruột trụng sơ qua nước sôi trước rồi mới dồn thịt hoặc chả cá vào sau đó mang đi hầm. Nhờ trụng qua nước sôi trước, vị đắng của khổ qua sẽ bớt đi ít nhiều và màu xanh vẫn giữ được tươi. Nếu để ăn dần trong vài ngày thì nên nấu vừa chín tới rồi cất trong tủ lạnh. Khi ăn tới đâu, múc ra vừa đủ lại theo ý rồi mang đi nấu lại cho chín hẳn, như vậy những trái khổ qua sau vẫn vừa ăn, không bị mềm rục và nước canh bị mặn vì bị hâm lại nhiều lần.

Thịt kho hột vịt

Chuẩn bị: 1 thịt đùi cắt miếng vuông, chục quả trứng vịt luộc chín, bóc vỏ, đầu hành lá, tỏi, ớt sừng , nước dừa xiêm, dầu ăn, muối, đường, nước mắm, bột ngọt…

Thực hiện: Ướp thịt với đường , khi đường tan ra cho lên bếp để lửa vừa và đảo đều khi nước cạn có màu nâu thì cho hột vịt vào. Đổ nước dừa lên xâm xấp mặt thịt nấu đến khi sôi cho nước mắm vào rồi để lửa nhỏ. Khi thịt mềm và chín thêm hành, tỏi băm vào và nêm nếm vừa ăn.

Chú ý: Nếu nước dừa ít có thể thêm nước dùng hoặc nước lã vào, nấu sôi, vớt bọt.

Thịt khìa

Chuẩn bị: 1 kg thịt giò heo, hoặc lỗ tai, hoặc luỡi, bao tử, hoặc ba rọi. Gia vị gồm: nước màu, tỏi băm, hành củ tím nhỏ bằm, đường, muối, bột ngọt, xì dầu, ngũ vị hương, rượu Mai quế lô, nước dừa xiêm, dầu mè …

Thực hiện: Thịt ngâm muối khoảng 15 phút, rửa sạch lại bằng nước nóng, cạo sạch nhớt xong rửa lại nước lạnh để ráo nước . Dùng luỡi heo và bao tử thì phải cạo cho thật sạch

Trộn đều tất cả gia vị trên ướp vào thịt để khoảng một đêm. Bắc chảo cho dầu vào chiên thịt cho rám vàng và cho nước dừa vào nấu với lửa nhỏ đến khi cạn nước. Bắc xuống chờ thịt nguội ướp với dầu mè.

Cá chép kho riềng

Chuẩn bị: Cá chép (nên chọn cá lớn), củ riềng, gừng, lá chè tươi, nước mắm, đường, bột nêm.

Thực hiện: Cá rửa sạch, cắt khúc. Riềng và gừng cắt lát mỏng. Xếp một lớp chè, một lớp riềng, một lớp gừng rồi xếp cá lên trên rồi cho một lớp giềng và gừng trên mặt. Dùng đường thắng nước màu rồi cho vào nồi cá cùng với nước mắm có pha đường. Nấu chừng 5 phút và chú ý nghiêng nồi để nước mắm thấm đều vào cá. Dùng nước chè đã hãm cho vào sâm sấp mặt cá rồi đun với lửa liu riu cho đến khi cạn nước.

Chè Kho

Chuẩn bị: 200 gr đậu xanh đã sạch vỏ, một ít mè, 150 gr đường cát ,1 ống vani

Thực hiện: Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng một tiếng rồi nấu chín, tán nhuyễn. Trộn đậu xanh với đường cát, đặt lên bếp sên lại cho tan đường. Mè rang vàng. Rắc vào chén đựng chè. Cho đậu xanh vào chén lúc đậu còn nóng. Dùng thìa ém chặt và bảo quản trong tủ lạnh.

Theo SGTT
Read More


Làm món mứt gừng


Mứt gừng không chỉ ngon miệng mà còn là một vị thuốc hay trong mùa lạnh. Món này khá dễ làm, chúng ta cùng thử nhé.





Nguyên liệu:

- Gừng: 1kg
- Rượu Trắng: 1 thìa canh
- Đường: 1kg
- Dầu ăn: 2 muỗng cà phê
- Muối: 1 thìa canh
- Chanh: 5 trái
- Phèn chua: 1/2 muỗng cà phê
- Vani: 1 viên

Thực hiện:

- Cạo vỏ gừng, xắt lát mỏng, ngâm nước muối nửa ngày rồi rửa nhiều nước cho sạch. Vắt chanh vô chậu nước, ngâm gừng vào rồi đem phơi nắng.

- Rửa gừng rồi cho vào nồi nước đun sôi 10 phút với phèn chua

- Vớt ra xả nước phèn. Cho vào nồi nước đun sôi với rượu trắng, sau đó vớt ra vắt cho ráo.

- Cân bao nhiêu gừng là chừng nấy đường. Trộn chung, đem phơi nắng 1 ngày cho đường chảy ra.

- Gắp gừng ra. Bắc nước đường lên lò sên cho đặt lại, đổ dầu ăn và vani vào. Cho gừng vào, đảo liền tay. Lửa nhỏ.

- Đến khi đường bám trắng chung quanh miếng gừng, nhấc chảo mứt xuống, đảo hoài. Gần nguội lại đặt lên bếp, mở lửa âm ấm. Đảo đều đến khi gừng khô.
Read More


Cách làm mứt gấc


Trái gấc không chỉ đem đến cho các món ăn một vẻ đẹp quyến rũ và an toàn. Không những thế, dầu gấc dùng trong chế biến thức ăn còn có tác dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ. Vậy Tết này các bạn hãy trổ tài biến quả gấc thành một món mứt vừa ngon, vừa bổ nhé.




Nguyên liệu:

- 1 trái gấc khoảng 1kg, 300g đường, 2 muỗng nước chanh.

Cách làm:

- Bổ đôi trái gấc, bóc vỏ, chỉ lấy hạt và màng đỏ bao quanh hạt. Cho hạt và màng đỏ vào nồi, thêm khoảng một chén nước và một muỗng nước cốt chanh vào trộn đều rồi đem nấu sôi 15 phút, đổ ra rá, đem chà xát kỹ để lấy thịt màng đỏ và loại bỏ hạt và các màng thô.

- Sau đó, chúng ta cho đường và một chén nước + 1 muỗng nước chanh vào nồi, trộn đều, nấu cho đường chảy thành nước, vừa nấu vừa khoắng, nấu sôi 15 phút, rồi cho thịt đỏ màng gấc vào, trộn đều đun sôi nhỏ lửa, vừa đun vừa khoắng để tránh cháy khét ở đáy nồi.

- Sau khoảng 15-20 phút mứt bắt đầu sánh, chúng ta canh lửa vừa rồi tắt bếp. Trước khi nhắc xuống, muốn xem mứt đã đạt chưa, chúng ta lấy môt giọt mứt đem nhỏ vào bát nước lạnh, nếu thấy giọt mứt tan trong nước là chưa được, chúng ta phải bắc lên bếp nấu tiếp.

- Khi mứt chín, rót mứt còn đang sôi nhẹ vào lọ thủy tinh đã rửa sạch, đậy nắp thật khít lại ngay rồi để vào nơi thoáng mát sạch sẽ.
Read More


Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Mạng bán vé tàu tết quá tải



Dù 8 giờ ngày 10.12, Cty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn mới bắt đầu bán vé tàu tết qua hình thức đặt chỗ trên website www.vetau.com.vn, tuy nhiên ngay từ sáng sớm khoảng 6 giờ 30 đến gần 8 giờ, trang web luôn trong tình trạng quá tải.


Nhiều bạn đọc phản ánh, khi truy cập vào website trên vào khoảng 7 giờ thì xuất hiện những dòng chữ báo tình trạng trang web bị quá tải hoặc kết nối đã hết thời gian hoặc xuất hiện một màn hình trắng đứng treo trong thời gian dài.


Một số bạn đọc lúc đầu truy cập vào được website và nhận thấy giao diện đặt chỗ, nhưng khi gõ các dữ liệu chọn các dữ liệu ngày đi tàu, mác tàu rồi bấm tra cứu thông tin thì cũng gặp tình trạng quá tải tương tự.


Sau khi truy truy cập www.vetau.com.vn, màn hình xuất hiện báo lỗi

Thậm chí có trường hợp còn phản ánh, khi click vào mục đăng nhập của trang web thì được cảnh báo: “Kết nối này không đáng tin. Bạn đã yêu cầu Firefox kết nối an toàn tới www.vetau.com.vn, nhưng chúng tôi không thể xác nhận kết nối của bạn là an toàn.

Thông thường, khi bạn cố gắng kết nối an toàn, trang web sẽ trình ra định danh tin cậy để chứng minh cho bạn thấy bạn đang đến đúng địa điểm. Tuy nhiên, định danh của trang này không thể xác minh được…

Nếu bạn thường kết nối tới trang này mà không gặp vấn đề gì, lỗi này có thể là do ai đó đang cố gắng mạo danh trang này, và bạn không nên tiếp tục nữa…”.

Đến 8 giờ 30 phút, PV thử truy cập, nhưng trang web www.vetau.com.vn vẫn gặp phải tình trạng bị quá tải.
Read More